Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 – Văn tự sự siêu ngắn
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 – Văn tự sự siêu ngắn nhất trang 191 SGK ngữ văn 9 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Đề 1
Trả lời đề 1 (trang 191 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
Hãy kể về một lần em trót xem trộm nhật kí của bạn
1. Mở bài:
– Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta sẽ mắc phải những sai lầm mà không tự mình ý thức được.
– Với tôi, đó là một lần trót xem trộm nhật kí của bạn.
2. Thân bài:
– Kể lại tình huống dẫn đến việc xem trộm nhật kí của bạn: Đến nhà bạn học nhóm; cầm hộ bạn cặp sách… vô tình nhìn thấy quyển nhật kí của bạn.
– Kể lại cuộc đấu tranh nội tâm: Có nên xem hay không? Bao biện cho bản thân: Xem để hiểu thêm về bạn, sự tò mò đã chiến thắng, quyết định cầm quyển nhật kí rồi mở ra xem (kể đan xen với miêu tả nội tâm bằng ngôn ngữ độc thoại).
– Kể lại một số nội dung được ghi trong nhật kí: Hoàn cảnh khó khăn hiện tại của gia đình bạn? Suy nghĩ của bạn về tình bạn, tình thầy trò?
– Kể lại tâm trạng: Hiểu bạn, vỡ lẽ ra nhiều điều, tự trách bản thân mình, ân hận vì hành động vội vàng, thiếu văn minh của mình, thấy xấu hổ, thầm xin lỗi bạn (kể đan xen với bộc lộ nội tâm qua ngôn ngữ độc thoại).
3. Kết bài:
– Tìm cảm với người bạn sau sự việc ấy.
– Rút ra bài học ứng xử cho bản thân và sửa chữa sai lầm.
Đề 2
Trả lời đề 2 (trang 191 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
1. Mở bài:
Giới thiệu nhân vật và tình huống truyện
Em gặp người lính trong hoàn cảnh nào?
2. Thân bài:
- Kể lại tình huống được gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe (Nhà trường tổ chức cho lớp đi thăm nghĩa trang Trường Sơn ngày 27-7. Ở đó, tôi được biết người quản trang chính là người lính Trường Sơn năm xưa…)
- Miêu tả người lính đó (ngoại hình, tuổi tác,…)
- Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ và trò chuyện:
+Tôi hỏi bác về những năm tháng chống Mỹ khi bác lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.
+Người lính kể lại những gian khổ mà bác và đồng đội phải chịu đựng: sự khốc liệt của chiến tranh, bom đạn của kẻ thù làm xe bị vỡ kính, mất đèn, không mui.
+Người lính kể về tinh thần dũng cảm, về tư thế hiên ngang, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ trước bom đạn kẻ thù, trước khó khăn, gian khổ -> Những suy nghĩ của bản thân (xen miêu tả nội tâm + Nghị luận)
3. Kết bài:
- Chia tay người lính lái xe.
- Suy nghĩ về cuộc gặp gỡ, trò chuyện.
+ Những câu chuyện người lính kể cho tôi nghe tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm của tôi.
+ Tôi khâm phục và tự hào về thế hệ cha ông anh dũng, kiên cường đánh giặc và làm nên chiến thắng vẻ vang.
+ Tôi thấm thía hơn giá trị thiêng liêng của chủ quyền tự do, độc lập mà dân tộc ta đã đổ bao xương máu mới giành được.
+ Liên hệ với bản thân: phấn đấu học tập, tu dưỡng.
Đề 3
Trả lời đề 3 (trang 191 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
Nhân ngày 20 tháng 11 kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ
1. Mở bài:
– Không khí tưng bừng đón chào ngày 20/11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội.
– Bản thân mình: Nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.
2. Thân bài:
– Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện):
+ Đó là kỉ niệm gì, buồn hay vui, xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào?
– Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):
+ Kỉ niệm đó liên quan đến thầy (cô) giáo nào?
+ Đó là người thầy (cô) như thế nào?
+ Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).
+ Tình cảm, thái độ của học sinh đối với thầy cô.
– Diễn biến của câu chuyện:
+ Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?
+ Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.
– Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện: Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn, trong suy nghĩ: Tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).
3. Kết bài:
Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.
Đề 4
Trả lời đề 4 (trang 191 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
Kể về một cuộc gặp gỡ với các chú bộ đội nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12). Trong buổi gặp đó, em được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ về tình cảm trách nhiệm của thế hệ sau đối với thê hệ cha anh đi trước.
1. Mở bài:
- Lịch sử Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
- Ngày 22/12 năm vừa rồi, trường em đã tổ chức một chuyến đi thăm các chú bộ đội (quân khu thủ đô, biên phòng, công binh…)
2. Thân bài:
- Không khí náo nức, hào hứng phấn chấn chuẩn bị chu đáo cho chuyến đi.
- Trên đường đi và niềm vui gặp gỡ:
+ Dọc đường: Hát hò, hồi hộp…
+ Đến nơi:
- Các chú, các anh bộ đội: Vui vẻ, thân thiện, đón tiếp nồng nhiệt.
- Sau màn chào hỏi tưng bừng, tất cả cùng đi tham quan nơi ăn, nơi ở, phòng truyền thống, khu vực luyện tập… của đơn vị.
- Trên hội trường diễn ra cuộc gặp gỡ:
+ Tất cả trở lại hội trưởng để nghe các chú, các anh nói chuyện (phần trọng tâm).
+ Giới thiệu người nói chuyện.
+ Nội dung câu chuyện: Kể về ai, về việc gì? Xảy ra ở đâu, trong hoàn cảnh nào? Nhân vật trong chuyện là người đang kể chuyện hay đồng đội, còn sống hay đã hi sinh?
+ Trong câu chuyện có những tình huống gay cấn, những chi tiết bất ngờ nào?
- Kết thúc cuộc gặp gỡ, đại diện học sinh lên phát biểu:
+ Thay mặt thầy cô và các bạn cảm ơn sự đón tiếp, cảm ơn người nói chuyện.
+ Phát biểu cảm xúc: Cảm động, tự hào, biết ơn…
+ Hứa hẹn: Học tập và rèn luyện tốt, xứng đáng với thế hệ cha anh; sẵn sàng tiếp bước cha anh xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
3. Kết bài:
- Hiểu biết hơn về hình ảnh anh bộ đội và ngày 22/12.
- Cảm xúc dạt dào, mong có nhiều dịp gặp gỡ, giao lưu nữa để nâng cao hiểu biết và đời sống tâm hồn thêm phong phú.