Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Nguyễn Huy Tưởng siêu ngắn
Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài siêu ngắn nhất trang 184 SGK ngữ văn 11 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1
Trả lời c âu 1 (trang 193 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Đoạn trích thể hiện 2 mâu thuẫn cơ bản của vở kịch Vũ Như Tô :
- Một là mâu thuẫn giữa nhân dân lao động lầm than với bọn hôn quân bạo chúa cùng phe cánh ăn chơi hưởng lạc.
- Hai là mâu thuẫn giữa lý tưởng nghệ thuật thuần túy, cao siêu muôn đời với lợi ích thiết thực của nhân dân.
Câu 2
Trả lời c âu 2 (trang 193 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
T ính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm :
* Tính cách, diễn biến tâm trạng Vũ Như Tô:
- Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài, là người nghệ sĩ có nhân cách lớn, có hoài bão và lý tưởng nghệ thuật cao cả:
+ Từ chối xây Đài Cửu Trùng cho Lê Tương Dực mặc cho hôn quân dụ dỗ hay dọa giết.
+ Chấp nhận xây Cửu Trùng Đài vì muốn lợi dụng nguồn lực của hôn quân để xây cho đất nước một công trình vĩ đại.
- Tâm trạng bi kịch đầy căng thẳng của Vũ Như Tô khi nuôi hoài bão lớn về một công trình vĩ đại nhưng lại lầm lạc trong suy nghĩ và hành động:
+ Cuộc nổi loạn nổ ra, Đan Thiềm báo và giục Vũ Như Tô đi trốn nhưng ông không chịu đi.
+ Hiện thực phũ phàng đập tan ảo tưởng, Vũ Như Tô bừng tỉnh và rơi vào đau khổ tuyệt vọng.
* Tính cách, diễn biến tâm trạng Đan Thiềm:
- Là người say mê cái tài, Đan Thiềm là tri âm tri kỷ của Vũ Như Tô.
- Khi bạo loạn xảy ra, Đan Thiềm tỉnh táo và sáng suốt khuyên Vũ Như Tô bỏ trốn để giữ lấy tính mạng.
=> Hai nhân vật bi kịch.
Câu 3
Trả lời c âu 3 (trang 193 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu và lợi ích thiết thực của nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát:
- Vũ Như Tô đến chết vẫn không nhận ra sai lầm, tự cho mình là vô tội.
- Đó là mâu thuẫn không thể giải quyết, trừ khi Vũ Như Tô sinh ra trong một thời đại khác, trong một xã hội khác tạo điều kiện cho người nghệ sĩ cống hiến tài năng.
Câu 4
Trả lời c âu 4 (trang 193 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích:
- Xung đột kịch đặc sắc.
- Các lớp kịch chuyển mạch tự nhiên.
- Nhân vật kịch bộc lộ rõ tính cách, tâm trạng qua ngôn ngữ và hành động.
- Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao.
Luyện tập
Câu hỏi (trang 193 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Lời đề tựa chính là sự băn khoăn, trăn trở trong tư tưởng của tác giả: Lẽ phải thuộc về Vũ Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô? Và ông thú nhận "Ta chẳng biết"
- Tác giả vẫn chưa thể giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh. Việc mất Cửu Trùng Đài vừa nên mừng, vừa nên tiếc. Vũ Như Tô chết, uổng phí một tài năng.
- Lời đề tựa đã nêu lên một tư tưởng quan trọng về mối quan hệ giữa văn chương và đời sống: văn chương ngoài bản thân nghệ thuật còn phải gắn bó với đời sống.
Tóm tắt
Hồi V cũng là hồi cuối cùng của vở kịch. Ở hồi này, mâu thuẫn giữa dân chúng, những người bị bắt làm phu phen khổ sai và tầng lớp phong kiến, vua chúa ngày càng gay gắt. Lợi dụng điều đó, Quận công Trịnh Duy Sản – kẻ cầm đầu phe đối lập trong triều đình – đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ làm phản, giết chết cả Lê Tương Dực, Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Còn Đài Cửu Trùng thì bị đập phá, thiêu hủy.
Bố cục
Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (từ lớp I đến lớp VI): Cuộc trò chuyện giữa Vũ Như Tô với Đan Thiềm, cung nữ và nội giám, Vũ Như Tô bàng hoàng nhận ra bi kịch đang cận kề.
- Phần 2 (từ lớp VII đến lớp IX): Quân phản loạn đốt Cửu Trùng Đài và kết án Vũ Như Tô.
ND chính
- Những xung đột, tính cách, diễn biến tâm trạng và bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích. - Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thủa về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật thuần túy cao siêu muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân. |