Soạn bài Ý nghĩa văn chương (Chi tiết) — Không quảng cáo

Soạn văn 7 ngắn gọn, đầy đủ và vô số bài văn mẫu hay Bài 24


Soạn bài Ý nghĩa văn chương (Chi tiết)

Soạn bài Ý nghĩa văn chương trang 60 SGK Ngữ văn 7 tập 2. Câu 1. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 62 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2)

Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu (chính, quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả) và đọc bốn dòng đầu của văn bản để tìm ý trả lời.

Lời giải chi tiết:

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương:

- “Cốt yếu” là nói cái chính, cái quan trọng nhất chứ chưa phải là tất cả. Vậy theo Hoài Thanh: "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài". Nói như vậy là rất đúng, nhưng vẫn có cách quan niệm khác, có thể bổ sung cho nhau. Ví dụ: “Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 62 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2)

Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống...”. Hãy đọc lại chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó.

Lời giải chi tiết:

Trong nội dung lời văn của Hoài Thanh có hai ý chính:

a) Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.

b) Văn chương còn sáng tạo ra sự sống.

- Ý thứ nhất nghĩa là: Cuộc sống của con người, của xã hội vốn là muôn hình vạn trạng. Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó. Ở đây, “hình dung” là danh từ, nó có ý nghĩa như hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương.

- Ý thứ hai nghĩa là: Văn chương dựng lên những hình ảnh đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện đại chưa có, hoặc chưa cần để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 62 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2)

Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? Hãy đọc đoạn văn từ "Vậy thì, hoặc hình dung sự sống" đến hết văn bản để tìm ý trả lời.

Lời giải chi tiết:

Công dụng của văn chương là: giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha, “gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, biết cái đẹp, cái hay của cảnh vật, thiên nhiên. Lịch sử loài người, nếu xóa bỏ văn chương thì sẽ xóa bỏ hết dấu vết của chính nó, sẽ nghèo nàn về tâm linh đến mức nào.

Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 62 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2)

Đọc lại những kiến thức về bài văn nghị luận đã học trong phần Tập làm văn ở Bài 18, 19, 20, từ đó trả lời các câu hỏi:

a) Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc loại văn bản nghị luận nào trong hai loại sau? Vì sao?

- Nghị luận chính trị - xã hội;

- Nghị luận văn chương.

b) Văn nghị luận của Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương ) có gì đặc sắc? Hãy chọn một trong các ý sau để trả lời:

- Lập luận chặt chẽ, sáng sủa;

- Lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giàu cảm xúc;

- Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.

Tìm một đoạn trong văn bản đế làm dần chứng và làm rõ ý đã chọn.

Lời giải chi tiết:

a) Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương, vì phạm vi nghị luận là thuộc vấn đề của văn chương.

b) Đặc sắc của văn nghị luận Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương ) là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh.

- Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: “Người ta kể… nguồn gốc của thi ca.”

+ Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca

+ Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ

Câu 5

LUYỆN TẬP

Hoài Thanh viết: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có". Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó.

Lời giải chi tiết:

- “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có " : văn chương giúp ta có thêm hiểu biết đối với các thông tin, các đối tượng mà tác phẩm nhắc đến.

- Văn chương rèn luyện những tình cảm ta sẵn có " : văn chương bồi đắp thêm cho chúng ta những cảm xúc yêu, mến, giận, hờn... đối với những đối tượng có trong tác phẩm.

Từ việc hiểu ý kiến của Hoài Thanh, em hãy đối chiếu, kiểm tra lại thực trạng tình cảm của mình trước và sau khi học Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi, ghi lại những điều gì trước chưa có, nay mới có, trước “sẵn có” nhưng còn mờ nhạt, nay rõ nét hơn, thấm thía hơn.

Ví dụ 1: Trước, em chưa hề biết gì về Côn Sơn, do đó chưa hề thích thú gì nơi này. Nay nhờ học đoạn thơ mà bắt đầu biết Côn Sơn là một thắng cảnh, nơi mà người anh hùng kiêm đại thi hào Nguyễn Trãi đã có nhiều năm tháng gắn bó, lại có Bài ca Côn Sơn hấp dẫn tuyệt vời, vì vậy em yêu thích và khát khao được đến Côn Sơn để tham quan, để thưởng ngoạn cảnh đẹp, chiêm ngưỡng di tích lịch sử. Đó là thuộc tình cảm “không có”, nay nhờ văn chương mà có;

Ví dụ 2: Trước, em đã thích nghe tiếng suối chảy róc rách, nay sau khi học Bài ca Côn Sơn em hình dung “Côn Sơn suối chảy rì rầm, ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai’’ - nghĩa là nghe tiếng suối như tiếng đàn, thì việc nghe tiếng suối chắc chắn sẽ càng thích thú hơn. Đó là trường hợp tình cảm đã “sẵn có” nhưng nhờ văn chương mà “luyện” cho thích thú hơn.

Bố cục

Bố cục: 3 phần

- Đoạn 1 (từ đầu … muôn loài ): Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.

- Đoạn 2 (tiếp … sáng tạo ra sự sống ): Nhiệm vụ của văn chương.

- Đoạn 3 (còn lại): Công dụng của văn chương.

ND chính

Với một lối văn vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh, Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm và lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

Cùng chủ đề:

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2 - Văn biểu cảm (Chi tiết)
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm (Chi tiết)
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5 - Văn lập luận chứng minh (làm tại lớp) (Chi tiết)
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích (làm ở nhà) (Chi tiết)
Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư (Chi tiết)
Soạn bài Ý nghĩa văn chương (Chi tiết)
Soạn bài Đại từ (Chi tiết)
Soạn bài Đặc điểm của văn bản biểu cảm (Chi tiết)
Soạn bài Đặc điểm của văn bản nghị luận (Chi tiết)
Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm (Chi tiết)
Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận (Chi tiết)