Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề tôn sư trọng đạo — Không quảng cáo

Soạn văn 12 tất cả các bài, Ngữ văn 12 , tổng hợp văn mẫu hay nhất


Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề tôn sư trọng đạo

Đất nước Việt Nam mấy nghìn năm văn hiến vốn có truyền thống hiếu học. Hình ảnh những anh học trò nghèo dùi mài kinh sử, đỗ đạt vinh quy bái tổ luôn luôn xuất hiện trong các câu chuyện dân gian. Trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, chiến sĩ trong ngục tù vạch lên tường để học; đêm bình dân học vụ, ánh đuốc bập bùng soi lên vở.

Bài làm Đất nước Việt Nam mấy nghìn năm văn hiến vốn có truyền thống hiếu học. Hình ảnh những anh học trò nghèo dùi mài kinh sử, đỗ đạt vinh quy bái tổ luôn luôn xuất hiện trong các câu chuyện dân gian. Trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, chiến sĩ trong ngục tù vạch lên tường để học; đêm bình dân học vụ, ánh đuốc bập bùng soi lên vở. Anh hùng thay, một dân tộc đội bom đi học. Giặc muốn đẩy ta vào tối tăm thời đồ đá, nhưng trí tuệ Việt Nam vẫn rực sáng muôn trùng. Từ truyền thống hiếu học đó, nhân dân ta rất coi trọng người thầy, đề cao đạo lí tôn sư trọng đạo với quan niệm “không thầy đố mày làm nên”. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người, khơi dậy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, vun đắp cho xã hội văn minh. Đội ngũ giáo viên vật lộn với khó khăn, thiếu thốn, từng trang giáo án thấm đượm mồ hôi và trí tuệ, tận tâm với nghề, với họ.c sinh, đóng góp tích cực vào việc xây dựng thế hệ tương lai. Tuy nhiên, hiện nay, nhất là khi mặt trái của cơ chế thị trường đẻ ra lối sống tôn thờ đồng tiền thì việc tôn sư trọng đạo ở nơi này, nơi khác không còn được như trước. Một số gia đình cậy quyền thế hoặc lắm tiền đã xem thường người thầy, coi họ như là nhân công của một công việc nào đó, họ phải có bổn phận chăm sóc, dạy dỗ C011 mình chu đáo! Một số gia đình “khoán trắng” cho trường học, không hề quan tâm đến thầy giáo, mọi sự dốt nát, hư hỏng của con mình đều đổ lên đầu người thầy. Một số học sinh do kém giáo dục của gia đình và xã hội đã coi thường giáo viên, và có nơi đã xảy ra học sinh đánh chửi cả thầy giáo, cô giáo. Mặt khác, cũng phải thấy rằng, do đời sống khó khăn phải mưu sinh, một số giáo viên không giữ được phẩm chất cao quý của người thầy, đánh mất đi tấm gương để mọi người nể trọng. Những hiện tượng tiêu cực đó không thể chấp nhận ở một đất nước có truyền thống văn hiến, tôn sư trọng đạo. Để sự nghiệp giáo dục ở nước ta ngày càng phát triển, truyền thống tôn sư trọng đạo ngày càng tỏa sáng, chúng ta không thể xem đó là việc của riêng một đoàn thể, một cá nhân nào: Cần làm cho toàn xã hội tôn vinh nghề giáo, thấy được vai trò quan trọng của người thầy trong việc “trồng người". Đào tạo nhân tài cho đất nước. Nhà nước cần có chính sách cải thiện đời sống giáo viên để giáo viên có thể yên tâm dạy học, hết lòng vì nghề. Đội ngũ giáo viên phát huy phẩm chất đạo đức, thấy rõ vị trí của mình ở một nghề mà toàn xã hội quan tâm và tôn vinh.


Cùng chủ đề:

Soạn văn 12 tất cả các bài, Ngữ văn 12 , tổng hợp văn mẫu hay nhất
Sống hoài sống phí đánh mất tuổi thanh xuân của mình. Anh (chị) nghĩ gì về tuổi hai mươi?
Suy nghĩ của anh (chị) về Giao tiếp liên văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa
Suy nghĩ của anh (chị) về nghĩa cử cao đẹp lá lành đùm lá rách trong cuộc sống
Suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm Thầy là phù sa lặng lẽ
Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề tôn sư trọng đạo
Suy nghĩ của anh chị về câu tục ngữ sau đây: Đánh nhau chia gạo, chào nhau ăn cơm
Suy nghĩ gì về câu nói sau đây của Nguyễn Bá Học Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông
Suy nghĩ gì về câu nói sau đây: Hãy sống thật với bản thân, gia đình và xã hội
Suy nghĩ gì về câu nói: Việc làm xua đuổi xa ta ba mối hoạ lớn: Buồn nản, thói hư và cùng túng
Suy nghĩ gì về câu tục ngữ Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau và liên hệ đời sống về hiện tượng này