Nghệ thuật thơ vừa phản ánh những nét bi hùng của cuộc chiến đấu chống Pháp, vừa thể hiện tâm tình riêng tư của những người thanh niên yêu nước trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Đề bài
Suy nghĩ của anh chị về ý kiến sau: "Bài thơ Tây Tiến có phảng phất những nét buồn, những nét đau, nhưng đó là cái buồn đau bi tráng, chứ không phải là cái buồn đau bi lụy."
Lời giải chi tiết
Tây Tiến là tên một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947, phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Lào - Việt và tiêu hao lực lượng Pháp ở miền Tây Bắc Bộ. Năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, viết bài thơ Tây Tiến, một trong những tác phẩm nổi tiếng mà Trần Lê Văn đã nhận xét: "Bài thơ Tây Tiến phảng phất những nét buồn, những nét đau, nhưng đó là cái buồn bi tráng, chứ không phải là cái buồn đau bi lụy".
Bài thơ Tây Tiến có phảng phất những nét buồn, những nét đau. Nét buồn được hiện lên sau hình ảnh một cuộc hành quân dài ngày giữa núi rừng hiểm trở. Mở đầu bài thơ, ẩn hiện sau lớp sương mù dày đặc của núi rừng là hình ảnh một đoàn quân mệt mỏi:
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Anh bạn dãi dầu không bước nữa.
Biết bao gian nan thử thách đón chờ đoàn quân Tây Tiến, bất cứ nơi nào, khi nào cũng có thể làm cho người ta chùn bước. Đó lá cải hiểm trở của con đường hành quân:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Đó là oai linh của rừng thiêng:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét,
Đó là cảnh thú dữ rình rập:
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người,
Bên cạnh những nét buồn, Tây Tiến cũng hiện lên với những nét vẽ đầu đau thương. Đó là bệnh tật do lam sơn chướng khí:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Trần Lê Văn đã kể lại rằng: "Hồi ấy ở rừng, sốt rét hoành hành dữ. Đánh trận, tử vong ít, sốt rét, tử vong nhiều" Cho nên đoàn binh không mọc tóc và quân xanh màu lá vì màu da của chiến sĩ xanh lướt và tóc bị rụng do sốt rét rừng hành hạ.
Đó là sự đánh đổi quãng đời tuổi trẻ tươi đẹp cho Tổ quốc trường tồn:
Chiến trưởng đi chẳng tiếc đời xanh.
Đó là sự hi sinh:
Áo bào thay chiếu anh về đất,
Nếu không có được một lòng yêu nước thiết tha, một ý chí kiên cường, người chiến sĩ Tây Tiến có thể ngã lòng, bỏ cuộc. Nhưng trái lại, họ đối mặt, đương đầu với mọi gian khổ, thử thách, bệnh tật, chết chóc và vượt lên tất cả với một hào khí ngất trời:
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Nhưng đó là cái buồn đau bi tráng, không hề bi lụy mà còn rất đẹp. Sau một cuộc hành quân thật mệt mỏi là hình ảnh:
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
Núi đèo cao ngất hiểm trở, nhưng đến đỉnh cao, người chiến sĩ say xưa phóng tầm mắt muôn xa, ngắm nhìn cảnh vật mờ ảo dưới làn mưa rừng đầy quyến rũ:
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Núi rừng thật dữ dằn, chiều chiều oai linh thác gầm thét, đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người, nhưng những sản vật của vùng cao đã mạng lại bao hương vị ngọt ngào, nồng ấm.
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
Và những đêm liên hoan vui vầy:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,
Kìa em xiêm áo tự bao giờ.
Giữa những ngày hành quân gian khổ ấy, tâm trí của những chàng trai trong đoàn binh Tây Tiến luôn dành cho hoa, hoa về, hội đuốc hoa, hoa đong đưa. Và xúc cảm trước những hình ảnh lãng mạn, tuyệt đẹp:
Người đi Châu Mộc chiều hôm ấy,
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ.
Có nhớ dáng người trên độc mộc,
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
Cũng có lúc, người chiến sĩ Tây Tiến thả hồn thơ mộng:
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Nét hùng tráng là khí vị chung của bài thơ, một khí vị hào hùng, quả cảm. Người đọc thay cái đẹp chân thật, xúc động trước hình ảnh một đoàn quân mệt mỏi vi núi rừng cheo leo, vì bụi bám đường xa, vì mệt nhọc, đói khát, cho nên:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa,
Gục lên súng mũ bỏ quên đời.
Trên cái nền thiên nhiên kì vĩ, hoang sơ và dữ dội với nhiều đường nét, hlnh khối, màu sắc chuyển đổi bất ngờ, đoàn quân Tây Tiến có vẻ nhỏ bé, đối lập với thiên nhiên. Nhưng chính sự đối lập đó đã làm tăng thêm khí phách hào hùng, dáng nét hiên ngang bất khuất không gì ngăn cản nỗi của đoàn quân:
Heo hút cồn mây súng ngửi trời,
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống.
Nét hào hùng còn thể hiện rõ ở khí thế chiến đấu của họ. Ngay trong lúc bệnh tật, người chiến sĩ Tây Tiến vẫn anh dũng chiến đấu:
"Như trận Dốc Đẹ (trên đường từ phố Vàng sang Mường Bi), có những chiến sĩ sốt rét run cầm cập vẫn nẳm nguyên ở vị trí chiến đấu, bắn súng, ném lựu đạn, vần đá từ trên cao xuống, tiêu diệt nhiều tên địch. Bọn giặc sống sót phải rút lui xuống Suối Rút".
(Trần Lê Văn)
Biết bao thanh niên đã dấn thân, đúng như hai chữ Tây Tiến, người chiến sĩ đã hăng hái mà tiến, vui vẻ mà tiến về miền Tây, dù có trông thấy những nấm mồ viễn xứ nằm rải rác biên cương và biết rằng rất có thể phút này bản thân họ còn tồn tại, phút sau sẽ thành hư vô.
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Cái tiếng gầm rung chuyển của dòng sông Mã ngự trị cả một vùng thiên nhiên đang ngưỡng vọng sự hào tráng, khí phách anh hùng của những chàng trai Tây Tiến gây ấn tượng thật sâu sắc cho người đọc.
Tóm lại, hai nét bi và tráng hoà lẫn nhau, tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ, nhưng nỗi bật vẫn là nét hùng tráng. Ba mươi bốn câu thơ Tây Tiến đầy hình ảnh sáng tạo thể hiện nỗi nhớ thiết tha của hồn thơ tinh tế, tài thơ tuyệt diệu của Quang Dũng. Đặc biệt, nghệ thuật thơ vừa phản ánh những nét bi hùng của cuộc chiến đấu chống Pháp, vừa thể hiện tâm tình riêng tư của những người thanh niên yêu nước trong thời kì kháng chiến chống Pháp.