Tác dụng của dấu gạch ngang — Không quảng cáo

Lý thuyết Văn lớp 7 Lý thuyết Dấu gạch ngang Văn 7


Tác dụng của dấu gạch ngang

Dấu gạch ngang, kí hiệu (-), là một dấu câu của Tiếng Việt. Dấu gạch ngang có nhiều tác dụng

1. Tác dụng của Dấu gạch ngang là gì?

Dấu gạch ngang, kí hiệu (-), là một dấu câu của Tiếng Việt. Dấu gạch ngang có nhiều tác dụng:

Tác dụng của dấu gạch ngang

Đặt giữa câu để chỉ ranh giới của thành phần chú thích trong câu.

Đặt đầu câu để đánh dấu những lời đối thoại, lời nói trực tiếp của nhân vật.

Đặt ở đầu dòng để đánh dấu những thành phần liệt kê (các gạch đầu dòng).

Đặt giữa hai, ba, bốn tên riêng để chỉ một liên danh.

Đặt giữa hai con số ghép lại để chỉ một liên số hoặc một khoảng số.

Để chỉ sự ngang hàng trong quan hệ.

2. Ví dụ minh họa

Tác dụng

Ví dụ

Đặt giữa câu để chỉ ranh giới của thành phần chú thích trong câu.

Đó là anh thanh niên – người cô độc nhất thế gian một mình làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét.

Đặt đầu câu để đánh dấu những lời đối thoại, lời nói trực tiếp của nhân vật.

– Anh viết bài gì đấy?

– Tôi viết bài Dấu gạch ngang và Dấu gạch nối để gửi tạp chí Xuất bản Việt Nam.

Đặt ở đầu dòng để đánh dấu những thành phần liệt kê (các gạch đầu dòng).

Bài viết này đề cập đến các vấn đề sau:

– Khái niệm gạch ngang, gạch nối

–  Phân biệt gạch ngang, gạch nối

– Lý do không nên nhầm lẫn giữa gạch ngang và gạch nối

– Cách xử lý gạch nối thành gạch ngang và ngược lại.

Đặt giữa hai, ba, bốn tên riêng để chỉ một liên danh.

Theo kế hoạch, năm mới 2012 sẽ có cầu truyền hình Hà Nội – Huế – TP. Hồ Chí Minh.

Đặt giữa hai con số ghép lại để chỉ một liên số hoặc một khoảng số.

Nhiệt độ trung bình của nước ta là 22 – 250C, lượng mưa trung bình năm 1.500 – 2.000mm, độ ẩm không khí 80 – 85% …

Để chỉ sự ngang hàng trong quan hệ.

Mối quan hệ láng giềng hữu nghị Việt – Lào …


Cùng chủ đề:

Phân loại so sánh
Phân loại trạng ngữ
Phân loại từ Hán Việt
Phân loại từ láy
Phân loại từ địa phương
Tác dụng của dấu gạch ngang
Tác dụng của dấu ngoặc kép
Tác dụng của dấu ngoặc đơn
Tác dụng của nhân hóa
Tác dụng của nói giảm nói tránh
Tác dụng của từ láy