Phân loại từ Hán Việt
Từ Hán Việt được chia thành 3 loại là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt đã được Việt hoá.
1. Từ Hán Việt có mấy loại?
Từ Hán Việt được chia thành 3 loại là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt đã được Việt hoá.
– Từ Hán Việt cổ : bao gồm các từ tiếng Hán được sử dụng trong tiếng Việt vào trước thời Nhà Đường.
– Từ Hán Việt
Bao gồm các từ tiếng Hán được sử dụng nhiều trong tiếng Việt giai đoạn thời nhà Đường cho đến khi đất nước Việt Nam bước vào thời gian đầu của thế kỷ 10.
+ Từ Hán Việt cổ thì có nguồn gốc từ tiếng Hán trước đời Nhà Đường.
+ Từ Hán Việt nguồn gốc từ tiếng Hán trong thời Nhà Đường.
– Từ Hán Việt được Việt hoá : các từ Hán Việt này không nằm trong hai trường hợp trên khi nó có quy luật biến đổi ngữ âm rất khác biệt và các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu sâu hơn để có thể đưa ra lời giải thích đúng nhất về trường hợp này.
2. Ví dụ minh họa
Phân loại |
Ví dụ |
Từ Hán Việt cổ |
Ví dụ như “tươi” có âm Hán Việt là “tiên”. Bố với âm Hán Việt là “phụ”. Xưa với âm Hán Việt cổ là “sơ”. Búa với âm Hán Việt sẽ là “phủ”. Buồn với âm Hán Việt chính là “phiền”. Còn Kén trong âm Hán Việt nghĩa là “giản”. Chè trong âm Hán Việt thì là “trà”. |
Từ Hán Việt |
Gia đình, lịch sử, tự nhiên. |
Từ Hán Việt được Việt hoá |
Ví dụ như Gương có âm Hán Việt là “kính”. Goá âm Hán Việt sẽ là “quả”. Cầu trong “cầu đường” tương ứng với âm Hán Việt là “kiều”. Vợ với âm Hán Việt sẽ là “phụ”. Cướp với âm Hán Việt là từ “kiếp”. Trồng, giồng có âm Hán Việt là “chúng”. Thuê với âm Hán Việt sẽ là “thuế”. |