Tập làm văn: Nghe - Kể: Kéo cây lúa lên trang 138 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 3, soạn bài tập đọc 3 tất cả các bài , tổng hợp văn mẫu hay nhất Tuần 16. Thành thị và nông thôn


Tập làm văn: Nghe - kể: Kéo cây lúa lên trang 138 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

Giải câu 1, 2 bài Tập làm văn: Nghe - kể: Kéo cây lúa lên trang 138 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 1. Nghe và kể lại chuyện Kéo cây lúa lên

Câu 1

Nghe và kể lại câu chuyện Kéo cây lúa lên:

Phương pháp giải:

Gợi ý:

a) Khi nhìn thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu, chàng ngốc đã làm gì ?

- Khi nhìn thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu, chàng ngốc đã kéo những cây lúa của nhà mình lên cao hơn lúa nhà người.

b) Về nhà, anh chàng nói gì với vợ ?

Về nhà, anh chàng nói với vợ :

- Lúa nhà ta xấu quá. Hôm nay, tôi đã kéo nó lên cao hơn lúa ở ruộng bên rồi.

c) Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo ?

- Lúa nhà chàng ngốc bị héo vì cây lúa bị nhấc lên cao quá, rễ cây bị đứt và héo.

Lời giải chi tiết:

HƯỚNG DẪN KỂ

Gieo trồng là công việc của nhà nông, muốn có một mùa vàng bội thu họ phải chăm bón thật nhiều. Thế nhưng, chăm sóc lúa không đúng kĩ thuật thì chúng sẽ không phát triển, cũng giống như câu chuyện vui Kéo cây lúa lên này :

Có một chàng ngốc ra thăm đồng. Thấy ruộng lúa nhà mình xấu hơn ruộng bên cạnh, anh ta bèn kéo cây lúa nhà mình lên cho cao hơn cây lúa nhà người. Về nhà, anh ta khoe với vợ:

- Lúa nhà ta xấu quá. Hôm nay, tôi đã kéo nó lên cao hơn lúa ở ruộng bên rồi.

Chị vợ ra đồng xem sao thì thấy lúa nhà mình đã héo rũ cả rồi. Việc làm của chàng ngốc thật khôi hài.

Câu 2

Kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị) :

Phương pháp giải:

Gợi ý:

a) Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể,…) ?

b) Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị) có gì đáng yêu ?

c) Em thích nhất điều gì ?

Lời giải chi tiết:

HƯỚNG DẪN VIẾT

Quê hương em là vùng nông thôn yên bình và tươi đẹp. Nơi ấy có cây đa, giếng nước đầu làng, có lũy tre ôm ấp xóm thôn. Đứng từ cổng làng có thể nhìn thấy được cánh đồng lúa rộng mênh mông. Trong những ngày mùa, đồng lúa như tấm thảm khổng lồ màu vàng óng. Đó đây, từng tốp người hăng say gặt hái. Ai cũng phấn khởi trước những mùa vàng bội thu. Những xe chở thóc đầy ắp, những bao, những quang gánh kĩu kịt. Thóc theo chân người nông dân về làng, về sân phơi. Đâu đâu cũng thoảng mùi thơm rơm rạ và hương lúa mới. Đàn trâu bò vui mừng khi được hưởng phút an nhàn, được ăn rơm mới no nê. Đàn gà hớn hở ăn thóc mà chẳng muốn đi xa bới đất tìm mồi. Lũ chó chạy lăng xăng theo chủ ra đồng ruộng. Ai nấy đều vui mừng trước khung cảnh nông thôn yên bình và trù phú.


Cùng chủ đề:

Tập làm văn: Kể về lễ hội trang 64 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Tập làm văn: Kể về một ngày hội trang 72 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Tập làm văn: Kể về người hàng xóm trang 68 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Tập làm văn: Nghe - Kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi trang 36 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Tập làm văn: Nghe - Kể: Giấu cày trang 128 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Tập làm văn: Nghe - Kể: Kéo cây lúa lên trang 138 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Tập làm văn: Nghe - Kể: Không nỡ nhìn SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Tập làm văn: Nghe - Kể: Người bán quạt may mắn trang 56 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Tập làm văn: Nghe - Kể: Tôi có đọc đâu! trang 92 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Tập làm văn: Nghe - Kể: Tôi cũng như bác trang 120 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Tập làm văn: Nghe - Kể: Vươn tới các vì sao trang 139 SGK Tiếng Việt 3 tập 2