Tập làm văn: Nghe - Kể: Không nỡ nhìn SGK Tiếng Việt 3 tập 1 — Không quảng cáo

Tiếng Việt lớp 3, soạn bài tập đọc 3 tất cả các bài , tổng hợp văn mẫu hay nhất Tuần 7. Cộng đồng


Tập làm văn: Nghe - kể: Không nỡ nhìn SGK Tiếng Việt 3 tập 1

Giải câu 1, 2 bài Tập làm văn: Nghe - kể: Không nỡ nhìn SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 1. Nghe và kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn.

Câu 1

Nghe và kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn .

Phương pháp giải:

a) Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt?

- Anh thanh niên ngồi ghế và lấy hai tay ôm mặt.

b) Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì?

- Bà hỏi anh: - Cháu nhức đầu à? Có cần dầu để xoa không?

c) Anh trả lời thế nào?

- Anh đáp nhỏ: Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.

d) Em có nhận xét gì về anh thanh niên?

- Anh thanh niên là người ích kỉ, không biết nhường ghế cho các cụ già và phụ nữ trong khi lại vờ mình là người lịch sự.

Lời giải chi tiết:

HƯỚNG DẪN KỂ

Trên chuyến xe buýt đông người, những hàng ghế đã chật kín hết. Ngay cả người già cũng không có chỗ để ngồi. Bỗng có anh thanh niên ngồi trên ghế, lấy hai tay ra ôm mặt. Thấy lạ, bà cụ ngồi cạnh liền hỏi:

- Cháu nhức đầu à? Cần xoa dầu không? Cụ có mang theo dầu đây.

Anh thanh niên liền nói khẽ:

- Không ạ! Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.

Câu chuyện đã nói lên sự thờ ơ của anh thanh niên nọ. Anh thiếu quan tâm và không nhường ghế cho các cụ già, phụ nữ nhưng lại giả nhân, giả nghĩa.

Câu 2

Hãy cùng các bạn trong tổ mình tổ chức một cuộc họp :

Gợi ý về nội dung cuộc họp: trao đổi về trách nhiệm của học sinh trong cộng đồng.

Phương pháp giải:

Ví dụ:

- Tôn trọng luật đi đường.

- Bảo vệ của công.

- Giúp người có hoàn cảnh khó khăn

Lời giải chi tiết:

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC

1. Lí do và mục đích cuộc họp.

Thưa các bạn ! Hôm nay tổ chúng ta họp bàn về việc bảo vệ môi trường xanh và sạch để thực hiện tốt phong trào "Xanh trường, đẹp lớp".

2. Tình hình môi trường ở trường và lớp ta hiện nay.

Trong cuộc họp lớp cuối tuần rồi, các bạn đã được nghe cô chủ nhiệm nói về việc nhiều cây xanh bị bẻ phá, nhất là những cây còn nhỏ, còn những cây có quả như : nhãn, ổi luôn thì bị bứt lá, bẻ cành, hái quả non khiến chúng không phát triển được.

3. Biện pháp thực hiện.

Chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch và đẹp bằng cách chia nhau bảo vệ, trực nhật nơi có cây xanh. Lớp ta có bốn tổ. Mỗi tổ cử hai bạn kết hợp với các lớp khác luân phiên nhau trực bốn khu vực có cây xanh quanh trường.

- Mỗi tổ có hai bạn trực nơi khu vực mình được phân công.

- Trang bị còi để thổi nhắc nhớ bạn nào định phá hại cây xanh.

4. Phân công.

Trên đây là toàn bộ kế hoạch bảo vệ môi trường sạch và xanh đã được thông qua tổ. Đề nghị các cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ, bạn tổ trưởng là người trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn các thành viên để hoàn thành công việc được giao.


Cùng chủ đề:

Tập làm văn: Kể về một ngày hội trang 72 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Tập làm văn: Kể về người hàng xóm trang 68 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Tập làm văn: Nghe - Kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi trang 36 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Tập làm văn: Nghe - Kể: Giấu cày trang 128 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Tập làm văn: Nghe - Kể: Kéo cây lúa lên trang 138 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Tập làm văn: Nghe - Kể: Không nỡ nhìn SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Tập làm văn: Nghe - Kể: Người bán quạt may mắn trang 56 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Tập làm văn: Nghe - Kể: Tôi có đọc đâu! trang 92 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Tập làm văn: Nghe - Kể: Tôi cũng như bác trang 120 SGK Tiếng Việt 3 tập 1
Tập làm văn: Nghe - Kể: Vươn tới các vì sao trang 139 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Tập làm văn: Nghe - Kể: Vươn tới các vì sao trang 139 SGK Tiếng Việt 3 tập 2