Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau
Khi thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau, cần đảm bảo những nội dung gì?
THẢO LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU
Người nói |
Người nghe |
-Nêu sự hướng ứng đối với đề tài của cuộc thảo luận -Tóm tắt và đánh giá các ý kiến đã có về vấn đề; nêu cách nhìn nhận riêng của mình và làm rõ căn cứ của cách nhìn nhận đó -Tóm tắt lại ý kiến của bản thân, nêu những điểm cần được đồng thuận, nhấn mạnh sự bổ ích của cuộc thảo luận,… |
-Nghe trên tinh thần sẵn sàng đưa ra ý kiến hồi đáp của mình để thúc đẩy cuộc thảo luận đạt kết quả tích cực - Ghi vắn tắt những điểm cần tranh luận với người nói |
-Với tư cách người nói, hãy tự đánh giá về ý kiến tham gia thảo luận của mình và chia sẻ với người nghe về những thuận lợi, khó khăn khi nêu ý kiến đó
-Với tư cách người nghe, nêu và phân tích được ưu, nhược điểm của các ý kiến tham gia thảo luận
- Để có thể tự đánh giá và đáng giá một cách chính xác về ý kiến thảo luận, cần chú ý các nội dung được nêu trong bảng sau:
Stt |
Nội dung đánh giá |
Kết quả |
Đạt |
Chưa đạt |
|
1 |
Nêu được vấn đề văn học có các ý kiến đánh giá khác nhau về thảo luận |
|
2 |
Thể hiện được quan điểm nhìn nhận về vấn đề văn học một cách rõ ràng |
|
3 |
Nắm bắt được chính xác những ý kiến đánh giá khác về vấn đề văn học |
|
4 |
Xác định được những điểm có sự đồng thuận giữa các ý kiến |
|
5 |
Gợi mở được những vấn đề mới cần tìm hiểu tiếp |
|
6 |
Tạo được không khí đối thoại thoải mái, bình đẳng |