Thể loại Truyện cổ tích: Khái niệm, đặc trưng, phân loại — Không quảng cáo

Tóm tắt, phân tích tác giả, tác phẩm văn lớp 10 Tác giả - Tác phẩm tập 1


Thể loại Truyện cổ tích

Tìm hiểu về Truyện cổ tích bao gồm các nội dung: khái niệm, đặc trưng và cách phân loại Truyện cổ tích giúp các em củng cố và mở rộng kiến thức về thể loại truyện cổ tích

1. Khái niệm

Truyện cổ tích là loại hình tự sự dân gian, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như công lý xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động.

2. Đặc trưng

- Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu, kì ảo

- Truyện cổ tích là những truyện kể đã hoàn tất, có cốt truyện hoàn chỉnh

- Truyện cổ tích có tính giáo huấn cao, mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, về lẽ công bằng, thưởng phạt công minh.

3. Phân loại truyện cổ tích

- Truyện cổ tích được chia thành ba loại sau:

+ Cổ tích về loài vật

+ Cổ tích thần kì

+ Cổ tích sinh hoạt

* Truyện cổ tích thần kì:

+ Là loại truyện cổ tích có nội dung phong phú và số lượng nhiều nhất.

+ Đặc trưng quan trọng của cổ tích thần kì là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện.

+ Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng trong xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.


Cùng chủ đề:

Tác gia Nguyễn Trãi
Tác giả - Tác phẩm tập 1
Tác giả - Tác phẩm tập 2
Thể loại Ca dao: Khái niệm, đặc trưng, phân loại
Thể loại Truyện cổ tích: Khái niệm, đặc trưng, phân loại
Thể loại Truyện cười: Khái niệm, đặc trưng, phân loại
Thể loại Truyện thơ: Khái niệm, đặc trưng, phân loại
Thể loại sử thi: Khái niệm, đặc trưng, phân loại
Thể loại truyền thuyết: Khái niệm, đặc trưng, phân loại
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Hoàng Đức Lương