Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Hoàng Đức Lương — Không quảng cáo

Tóm tắt, phân tích tác giả, tác phẩm văn lớp 10 Tác giả - Tác phẩm tập 2


Tác giả Hoàng Đức Lương

Tìm hiểu tác giả Hoàng Đức Lương gồm các nội dung tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách văn học và đóng góp cho nền văn học.

1. Tiểu sử:

- Ông là người làng Cửu Cao, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên; sau dời về ở làng Ngọ Kiều, huyện Gia Lâm, trấn Kinh Bắc; nay thuộc ngoại thành Hà Nội.

- Không rõ thân thế, chỉ biết ông đỗ Nhị giáp tiến sĩ (Hoàng giáp) khoa Mậu Tuất (1478) dưới triều vua Lê Thánh Tông, được bổ chức quan, làm đến Tham nghị.

- Năm 1489, ông được cử làm Phó sứ sang Trung Quốc giao thiệp với nhà Minh; trở về được thăng Tả thị lang bộ Hộ.

-- Hoàng Đức Lương mất năm nào không rõ.

2. Tác phẩm:

- Ngoài sáng tác của ông, hiện còn 25 bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục và Hoàng Việt thi tuyển; ông còn biên soạn bộ Trích diễm thi tập (Tập thơ tuyển chọn những bài thơ đẹp), gồm 15 quyển (theo Lê Quý Đôn, nhưng hiện chỉ còn 6 quyển). Đây là tập hợp tuyển thơ của các nhà thơ có tiếng đời Trần và các danh gia đời Lê sơ.

- Nhìn chung, thơ của ông khá thâm trầm, ý nhị, đẹp một cách kín đáo và giản dị. Nhưng để có những câu tưởng chừng đạm nhã và thoát sáo đó, ngòi bút của tác giả đã phải dụng công rất nhiều (Tự trào).


Cùng chủ đề:

Thể loại Truyện cổ tích: Khái niệm, đặc trưng, phân loại
Thể loại Truyện cười: Khái niệm, đặc trưng, phân loại
Thể loại Truyện thơ: Khái niệm, đặc trưng, phân loại
Thể loại sử thi: Khái niệm, đặc trưng, phân loại
Thể loại truyền thuyết: Khái niệm, đặc trưng, phân loại
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Hoàng Đức Lương
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của La Quán Trung
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Lý Bạch
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Ngô Sĩ Liên
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Nguyễn Dữ