Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Ngô Sĩ Liên — Không quảng cáo

Tóm tắt, phân tích tác giả, tác phẩm văn lớp 10 Tác giả - Tác phẩm tập 2


Tác giả Ngô Sĩ Liên

Tìm hiểu tác giả Ngô Sĩ Liên gồm các nội dung tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách văn học và đóng góp cho nền văn học.

1. Tiểu sử

- Ngô Sĩ Liên (khoảng đầu thế kỷ 15 - ?) là một nhà sử học thời Lê sơ , sống vào thế kỷ 15 . Ông là người đã tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và có công lớn trong việc biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư – bộ quốc sử chính thống cũ nhất của Việt Nam mà còn được lưu truyền tới ngày nay.

- Ngô Sĩ Liên là người làng Chúc Lý, huyện Chương Đức (nay là thôn Chúc Lý, xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ , Hà Nội).

- Ngô Sĩ Liên tham gia khởi nghĩa Lam Sơn khá sớm, cùng với Nguyễn Nhữ Soạn (em cùng cha khác mẹ với Nguyễn Trãi) giữ chức vụ thư ký trong nghĩa quân, nhiều lần được Lê Lợi cử đi giao thiệp với quân nhà Minh trong những thời kỳ đôi bên tạm hòa hoãn để củng cố lực lượng. [ cần dẫn nguồn ]

- Tháng 3 năm 1442, triều đình tổ chức thi hội cho sĩ nhân trong nước. Nguyễn Trực, Nguyễn Như Đổ, Lương Như Hộc 3 người đỗ tiến sĩ cập đệ; Trần Văn Huy 7 người đỗ tiến sĩ xuất thân; Ngô Sĩ Liên 23 người đỗ đồng tiến sĩ xuất thân. Sai soạn văn bia, dựng bia ghi tên các tiến sĩ. Bia tiến sĩ bắt đầu có từ đây. [2]

- Sau khi thi đỗ, Ngô Sĩ Liên đã từng giữ các chức Đô ngự sử dưới triều Lê Nhân Tông, Lê Nghi Dân và Lê Thánh Tông, Lễ bộ,Thị lang, Triều liệt đại phu kiêm Quốc Tử Giám Tư nghiệp kiểm Sử quan tu soạn dưới triều Lê Thánh Tông.

2. Tác phẩm chính

Đóng góp to lớn mà Ngô Sĩ Liên còn để lại cho đời sau chính là bộ Đại Việt sử ký toàn thư mà ông đã biên soạn theo lệnh nhà vua, được hoàn tất biên soạn vào năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479) đời Lê Thánh Tông. Bộ sử gồm 15 quyển, chia thành hai phần:

+ Phần một (ngoại kỷ), gồm 5 quyển, chép từ thời Hồng Bàng đến hết thời Bắc thuộc (năm 938).

+ Phần hai (bản kỷ) gồm 10 quyển, chép từ thời Ngô Quyền dựng nước (năm 938) đến khi vua Lê Lợi lên ngôi (Lê Thái Tổ) vào năm 1428.


Cùng chủ đề:

Thể loại sử thi: Khái niệm, đặc trưng, phân loại
Thể loại truyền thuyết: Khái niệm, đặc trưng, phân loại
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Hoàng Đức Lương
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của La Quán Trung
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Lý Bạch
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Ngô Sĩ Liên
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Nguyễn Dữ
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Nguyễn Trung Ngạn
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Phạm Ngũ Lão
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Thân Nhân Trung