Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Nguyễn Trung Ngạn — Không quảng cáo

Tóm tắt, phân tích tác giả, tác phẩm văn lớp 10 Tác giả - Tác phẩm tập 1


Tác giả Nguyễn Trung Ngạn

Tìm hiểu tác giả Nguyễn Trung Ngạn gồm các nội dung tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách văn học và đóng góp cho nền văn học.

1. Tiểu sử

Nguyễn Trung Ngạn sinh năm Kỷ Sửu (1289, có tài liệu ghi là năm Canh Thìn, 1280) 2 .

Ông đỗ Hoàng giáp năm Giáp Thìn (1304) khi mới 16 tuổi, lần lượt giữ các chức:

- Năm 1312, Nguyễn Trung Ngạn giữ chức gián quan (một chức quan trong Ngự sử đài).

- Năm 1314, khi vua Trần Minh Tông lên nối ngôi, ông cùng Phạm Ngộ sang nhà Nguyên báo tin và dâng cống.

- Năm Tân Dậu, Đại Khánh thứ 8 (1321), Nguyễn Trung Ngạn là Ngự sử đài Thị ngự sử. Sau do bàn bạc không hợp ý vua, ông bị giáng xuống làm Thông phán châu Anh Lãngrồi lại nhờ có tài trong việc cai quản ở nơi trị nhậm mà được điều về kinh giữ chức Thiêm tri Thánh Từ cung sự quản lý mọi việc ở cung Thánh Từ, tức cung của Thái thượng hoàng.

- Năm 1326, do sai sót trong việc ghi chép quan phục của quan lại 4 , Nguyễn Trung Ngạn lại bị điều ra làm An phủ sứ Thanh Hoá

- Năm 1329, Nguyễn Trung Ngạn theo Thượng hoàng Minh Tông đi đánh dẹp ở Đà Giang và phụng mệnh soạn sách Thực lục .

- Năm Nhâm Thân (1332), Nguyễn Trung Ngạn được thăng Nội mật viện phó sứ, giữ sổ sách ở nội sảnh cung Quan Triều (cung của vua Trần), nhưng vẫn kiêm An phủ sứ Thanh Hoá.

- Năm Giáp Tuất (1334), ông theo Thượng hoàng đi đánh giặc Ai Lao. Ai Lao trốn chạy, ông vâng mệnh ghi công ở bia Ma Nhai rồi về 5 .

- Năm Đinh Sửu (1337), làm An phủ sứ Nghệ An rồi Giám tu Quốc sử viện. Ông cùng Trương Hán Siêu soạn sách Hoàng triều đại điển và bộ luật Hình thư .

- Năm Tân Tỵ (1341), Nguyễn Trung Ngạn được giao giữ chức Kinh sư Đại doãn trông coi mọi việc ở kinh thành Thăng Long (tương đương với Chủ tịch UBND thành phố Hà Nộingày nay)

- Năm 1342, ông được thăng lên làm Hành khiển coi việc ở viện Khu mật.

- Năm 1355, được thăng Kinh lược sứ trấn Lạng Giang, Đại hành khiển, Thượng thư Hữu bật, Đại học sĩ, hầu ở toà Kinh Duyên, Trụ Quốc, Khai huyện bá rồi Thân Quốc công.

- Năm Canh Tuất (1370), ông mất thọ hơn 80 tuổi.

2. Các tác phẩm chính

- Giới Hiên thi tập

- Hoàng triều đại điển

- Hình luật thư

- Thanh chinh Đà Giang thực lục

- Ma Nhai kỷ công bi văn


Cùng chủ đề:

Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của La Quán Trung
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Lý Bạch
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Ngô Sĩ Liên
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Nguyễn Dữ
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Nguyễn Trung Ngạn
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Phạm Ngũ Lão
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Thân Nhân Trung
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Thiền sư Mãn Giác
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Thiền sư Pháp Thuận
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Thôi Hiệu