Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Phạm Ngũ Lão — Không quảng cáo

Tóm tắt, phân tích tác giả, tác phẩm văn lớp 10 Tác giả - Tác phẩm tập 1


Tác giả Phạm Ngũ Lão

Tìm hiểu tác giả Phạm Ngũ Lão gồm các nội dung tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách văn học và đóng góp cho nền văn học.

1. Tiểu sử - Cuộc đời

- Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320) người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên).

- Là con rể (lấy con gái nuôi) của Trần Hưng Đạo, được giữ đội quân hữu vệ.

- Ông có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, làm đến chức Điện súy, được phong tước Quan nội hầu.

- Là võ tướng nhưng ông thích đọc sách, ngâm thơ và từng được ngợi ca là người văn võ toàn tài.

- Theo sách Tông phả kỷ yếu tân biên của Phạm Côn Sơn dẫn gia phả họ Phạm, ông là cháu 8 đời của tướng Phạm Hạp thời nhà Đinh.

- Ngay từ thuở nhỏ, cậu bé Ngũ Lão đã tỏ ra khác thường, tính tình khẳng khái. Khi ở làng có người đỗ Tiến sĩ (Bùi Công Tiến) tổ chức ăn mừng, cả làng kéo đến, riêng Ngũ Lão thì không. Người mẹ hỏi con tại sao không đến, Ngũ Lão thưa với mẹ: chí làm trai phải lập công danh rạng rỡ non sông mà con chưa lập được bằng người, đi mừng người ta nhục lắm.

- Sau khi về kinh đô, Hưng Đạo Vương tiến cử Phạm Ngũ Lão lên Triều đình với chức cai quản quân Cấm vệ. Vệ sĩ biết ông là nông dân thì không phục bèn xin tâu được cùng ông thử sức. Phạm Ngũ Lão bằng lòng, nhưng trước khi vào đấu sức, ông xin về quê 3 tháng. Về quê, ngày nào Phạm Ngũ Lão cũng ra cái gò lớn ngoài đồng, đứng cách một tầm mà nhảy lên, nhảy mãi cho đến khi cái gò bị sạt mất một nửa. Hết hạn, ông trở về cấm thành, cùng các vệ sĩ so tài. Thấy ông tiến thoái như bay, tay đấm, chân đá thoăn thoắt, xem ra sức có thể địch nổi cả vài chục người. Từ đó, quân vệ sĩ bái phục ông.

- Lúc ông qua đời, vua Trần Minh Tông ra lệnh nghỉ chầu năm ngày để tỏ lòng thương nhớ.

2. Sự nghiệp văn học

- Tác phẩm của ông hiện còn hai bài thơ là: Tỏ lòng ( Thuật hoài ) và Viếng Thượng tướng quốc công Trần Hưng Đạo ( Văn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương).


Cùng chủ đề:

Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Lý Bạch
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Ngô Sĩ Liên
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Nguyễn Dữ
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Nguyễn Trung Ngạn
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Phạm Ngũ Lão
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Thân Nhân Trung
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Thiền sư Mãn Giác
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Thiền sư Pháp Thuận
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Thôi Hiệu
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Trương Hán Siêu