Thực hành nghe bài thuyết minh tổng hợp
Gồm Chuẩn bị, Nói và nghe, Kiểm tra và chỉnh sửa
THỰC HÀNH NGHE BÀI THUYẾT MINH TỔNG HỢP
1. Chuẩn bị
- Xem lại nội dung đọc hiểu và phần Viết theo yêu cầu thuyết minh tổng hợp
- Xem xét các yêu cầu đã nêu trong mục 1. Định hướng
- Xem xét lại dàn ý và nội dung vấn đề đã làm ở phần Viết
- Chú ý những ý mới mà người nói bổ xung, cách sắp xếp các ý của bài giới thiệu,… trong khi nghe giới thiệu, đối chiếu nội dung bài nói theo các yêu cầu sau:
+ Mở đầu: Vấn đề người thuyết trình giới thiệu là gì?
+ Nội dung chính: Các nội dung chính người nói đã trình bày như thế nào? Người nói trình bày theo dàn ý đã chuẩn bị hay theo trật tự khác nhưng vẫn nêu được các nội dung chính mà bài đã yêu cầu? Người nói có sử dụng các phương tiện hỗ trợ khi thuyết trình không?...
+ Kết thúc: Người nói có tóm lược nội dung đã trình bày và trả lời được câu hỏi của người nghe (nếu có) không?
2. Nói và nghe
Hoạt động nói và nghe cần đảm bảo được các yêu cầu sau:
Người nói |
Người nghe |
- Nội dung trình bày: + Trình bày vấn đề rõ ràng, cụ thể theo dàn ý đã chuẩn bị + Nội dung phong phú, có trọng tâm, được trình bày logic; lí lẽ và bằng chứng làm nổi bật được vấn đề + Đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung với hình thức trình bày - Hình thức trình bày: + Bài trình bày có bố cục rõ ràng + Sử dụng công cụ, thiết bị hỗ trợ phù hợp + Có sự sáng tạo và có điểm nhấn cho nội dung trình bày - Tác phong, thái độ trình bày: + Phong thái tự tin, tôn trọng người nghe, sử dụng ngôn ngữ cơ thể sinh động, phù hợp + Diễn đạt hấp dẫn và nêu được vấn đề để trao đổi, thảo luận + Tốc độ nói vừa phải, có nhấn giọng ở những nội dung quan trọng; đảm bảo yêu cầu về thời gian + Có thái độ thân thiện, tôn trọng; trả lời các câu hỏi người nghe đặt ra (nếu có) một cách ngắn gọn, thỏa đáng |
- Tập trung lắng nghe; hiểu được những nội dung chính và quan điểm của người nói - Ghi nói các thông tin chính của bài trình bày, những nội dung cần hỏi lại và những nhận xét, đánh giá về nội dung cần hỏi lại và những nhận xét, đánh giá về nội dung, cách thức, tình cảm, thái độ của người trình bày - Nêu các vấn đề cần hỏi, các ý kiến cần trao đổi về nội dung bài nói một cách ngắn gọn, rõ ràng,…; có thể trao đổi thêm quan điểm cá nhân về nội dung của bài trình bày - Chú ý lắng nghe; sử dụng các yếu tố cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói |
3. Kiểm tra và chỉnh sửa
Người nói |
Người nghe |
- Rút kinh nghiệm về bài trình bày: + Đã trình bày đầy đủ các nội dung chuẩn bị trong dàn ý chưa? + Cách thức trình bày, phong cách, thái độ, giọng điệu, ngôn ngữ,… có phù hợp không? + Các phương tiện hỗ trợ có hiệu quả như thế nào? - Tự đánh giá: + Điều em hài lòng về bài trình bày của mình là gì? + Điều gì em muốn thay đổi trong bài trình bày đó? |
- Kiểm tra kết quả nghe và ghi chép các nội dung thông tin đã chính xác chưa, thu hoạch được những gì,… - Nêu nhận xét về nội dung, hình thức bài trình bày - Đánh giá: + Bài trình bày của người nói có ưu điểm và hạn chế nào rõ nhất? + Em rút ra được điều gì từ bài trình bày của người nói? |