Toán lớp 3 trang 105 - Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 100 000 - SGK Cánh diều
Viết các số 2 894, 7 205, 5 668, 3 327 thành tổng của nghìn, trăm, chục, đơn vị
Bài 1
>, <, = ?
Phương pháp giải:
+) Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
+) Nếu hai số có cùng số chữ số thì so sánh các cặp số cùng hàng lần lượt từ trái sang phải.
Lời giải chi tiết:
Bài 2
Sắp xếp các số 4 768, 5 189, 4 827, 5 786 theo thứ tự:
a) Từ bé đến lớn.
b) Từ lớn đến bé.
Phương pháp giải:
So sánh các số rồi trả lời yêu cầu bài toán.
Lời giải chi tiết:
Ta có 4 768 < 4 827 < 5 189 < 5 786 .
a) Sắp xếp các số từ bé đến lớn: 4 768; 4 827; 5 189; 5 786
b) Sắp xếp các số từ lớn đến bé: 5 786; 5 189; 4 827; 4 768.
Bài 3
a) Viết các số 2 894, 7 205, 5 668, 3 327 thành tổng của nghìn, trăm, chục, đơn vị (theo mẫu):
b) Viết tổng các số sau thành số (theo mẫu):
4 000 + 700 + 40 + 2 2 000 + 600 + 40 + 8
5 000 + 500 + 50 + 5 3 000 + 900 + 8
Phương pháp giải:
a) Viết các số thành tổng các hàng chục nghìn, nghìn, trăm, chục và đơn vị.
b) Viết tổng các hàng chục nghìn, nghìn, trăm, chục và đơn vị thành số.
Lời giải chi tiết:
a) 7 205 = 7 000 + 200 + 5
5 668 = 5 000 + 600 + 60 + 8
3 327 = 3 000 + 300 + 20 + 7
b)
4 000 + 700 + 40 + 2 = 4 742
2 000 + 600 + 40 + 8 = 2 648
5 000 + 500 + 50 + 5 = 5 555
3 000 + 900 + 8 = 3 908
Bài 4
Tính nhẩm
6 000 + 3 000 – 5 000
8 000 – 3 000 – 2 000
7 000 – (1 500 + 4 500)
6 000 + 2 000 – 3 000
Phương pháp giải:
- Nhớ lại cách tính nhẩm các số tròn nghìn, tròn chục nghìn.
- Biểu thức có chứa dấu ngoặc thì thực hiện các phép tính trong ngoặc trước.
- Biểu thức có phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện phép tính từ trái sang phải.
Lời giải chi tiết:
6 000 + 3 000 – 5 000 = 9 000 – 5 000 = 4 000
8 000 – 3 000 – 2 000 = 5 000 – 2 000 = 3 000
7 000 – (1 500 + 4 500) = 7 000 – 6 000 = 1 000
6 000 + 2 000 – 3 000 = 8 000 – 3 000 = 5 000
Bài 5
Đặt tính rồi tính.
Phương pháp giải:
- Đặt tính
- Tính: Thực hiện nhân theo thứ tự từ phải sang trái
Thực hiện chia lần lượt từ trái sang phải.
Lời giải chi tiết:
Bài 6
Tính giá trị của các biểu thức sau:
a) 250 – 550 : 5
b) 350 : 7 – 6
c) 450 – (50 + 350)
d) (500 + 40) x 2
Phương pháp giải:
- Biểu thức có phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia thì ta thực hiện phép tính từ trái sang phải.
- Biểu thức có chứa dấu ngoặc thì thực hiện các phép tính trong ngoặc trước.
Lời giải chi tiết:
a) 250 – 550 : 5 = 250 – 110
= 140
b) 350 : 7 – 6 = 50 – 6
= 44
c) 450 – (50 + 350) = 450 – 400
= 50
d) (500 + 40) x 2 = 540 x 2
= 1080
Bài 7
Ở một bảo tàng sinh vật biển, buổi sáng có 120 lượt khách tham quan, buổi chiều có nhiều hơn buổi sáng 30 lượt khách. Hỏi cả ngày hôm đó bảo tàng đã đón bao nhiêu lượt khách tham quan?
Phương pháp giải:
Bước 1: Số lượt khách tham quan vào buổi chiều = Số lượt khách tham quan vào buổi sáng + 30
Bước 2: Số lượt khách tham quan cả ngày = Số lượt khách tham quan vào buổi chiều + Số lượt khách tham quan vào buổi sáng.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Bài giải
Số lượt khách tham quan vào buổi chiều là:
120 + 30 = 150 (lượt)
Tổng số lượt khách tham quan cả ngày hôm đó là:
120 + 150 = 270 (lượt)
Đáp số: 270 lượt khách.
Bài 8
Năm nay con 8 tuổi, tuổi của mẹ gấp 4 lần tuổi của con. Hỏi mẹ hơn con bao nhiêu tuổi?
Phương pháp giải:
Bước 1: Tính tuổi của mẹ bằng cách lấy tuổi của con nhân với 4.
Bước 2: Tính tuổi của mẹ hơn tuổi của con bằng cách lấy tuổi mẹ trừ đi tuổi của con.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Bài giải
Số tuổi của mẹ là:
8 x 4 = 32 (tuổi)
Vậy tuổi mẹ hơn tuổi con là:
32 – 8 = 24 (tuổi)
Đáp số: 24 tuổi.