Toán lớp 3 trang 24 - Luyện tập chung - SGK Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Toán lớp 3, giải bài tập SGK toán lớp 3 kết nối tri thức Chủ đề 1: Ôn tập và bổ sung SGK Toán lớp 3 - Kết nối tr


Toán lớp 3 trang 24 - Luyện tập chung - SGK Kết nối tri thức

Cân nặng của mỗi con vật được cho dưới đây. Đặt tính rồi tính. Trường Tiểu học Quang Trung có 563 học sinh

Luyện tập 1

Bài 1

a) Cân nặng của mỗi con vật được cho dưới đây. Viết tên các con vật theo thứ tự cân nặng từ bé đến lớn.

b) Viết các số 356, 432, 728, 669 thành tổng các trăm, chục và đơn vị (theo mẫu).

Phương pháp giải:

a) So sánh cân nặng của mỗi con vật rồi sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.

b) Xác định hàng trăm, hàng chục, hàng đơn của mỗi số rồi viết theo mẫu.

Lời giải chi tiết:

a) Ta có 86kg < 155kg < 167kg < 250kg

Tên các con vật theo thứ tự từ bé đến lớn là: Báo, Sư tử, Hổ, Gấu trắng Bắc Cực

b) 356 = 300 + 50 + 6

432 = 400 + 30 + 2

728 = 700 + 20 + 8

669 = 600 + 60 + 9

Bài 2

Đặt tính rồi tính:

Phương pháp giải:

- Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.

- Cộng hoặc trừ theo thứ tự từ phải sang trái.

Lời giải chi tiết:

Bài 3

Trường Tiểu học Quang Trung có 563 học sinh, Trường Tiểu học Lê Lợi có nhiều hơn Trường Tiểu học Quang Trung 29 học sinh. Hỏi Trường Tiểu học Lê lợi có bao nhiêu học sinh?

Phương pháp giải:

Số học sinh của Trường Lê Lợi = Số học sinh của trường Quang Trung + 29 học sinh.

Lời giải chi tiết:

Trường Tiểu học Lê Lợi có số học sinh là

563 + 29 = 592 (học sinh)

Đáp số: 592 học sinh

Bài 4

Số?

Phương pháp giải:

a) Để tìm tổng ta lấy số hạng cộng với số hạng.

Để tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

b) Để tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.

Để tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.

Để tìm hiệu ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ.

Lời giải chi tiết:

Bài 5

Số?

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ ta thấy tổng của hai số cạnh nhau bằng số ở giữa của hàng trên.

Từ đó ta điền các số còn thiếu vào ô trống.

Lời giải chi tiết:

Luyện tập 2

Bài 1

Tính nhẩm:

a) 2 x 1                                   3 x 1

4 x 1                                       5 x 1

b) 2 : 1                                    3 : 1

4 : 1                                        5 : 1

Phương pháp giải:

Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.

Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.

Lời giải chi tiết:

a) 2 x 1 = 2                             3 x 1 = 3

4 x 1 = 4                                 5 x 1 = 5

b) 2 : 1 = 2                              3 : 1 = 3

4 : 1 = 4                                  5 : 1 = 5

Bài 2

Tính (theo mẫu).

Phương pháp giải:

Bước 1: Viết phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau rồi tính.

Bước 2: Viết phép nhân với kết quả vừa tìm được.

Lời giải chi tiết:

1 x 3 = 1 + 1 + 1 = 3

1 x 3 = 3

1 x 4 = 1 + 1 + 1 + 1 = 4

1 x 4 = 4

1 x 6 = 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 = 6

1 x 6 = 6

1 x 5 = 1 + 1 + 1 + 1 + 1 = 5

1 x 5 = 5

Bài 3

Số?

Phương pháp giải:

Tính nhẩm rồi viết kết quả thích hợp vào ô trống.

Lời giải chi tiết:

Bài 4

Số?

Phương pháp giải:

a) Tính nhẩm rồi điền số thích hợp vào ô trống.

b) Ta nhận thấy quy luật: Tích hai số cạnh nhau bằng số ở giữa và thuộc hàng trên. Từ đó điền được các số còn thiếu.

Lời giải chi tiết:

Luyện tập 3

Bài 1

a) Tính (theo mẫu).

b) Tính nhẩm.

0 x 6               0 x 7                0 x 8               0 x 9

0 : 6                0 : 7                 0 : 8                0 : 9

Phương pháp giải:

a) Bước 1: Viết phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau rồi tính.

Bước 2: Viết phép nhân với kết quả vừa tìm được.

b) Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0

Lời giải chi tiết:

a) 0 x 3 = 0 + 0 + 0 = 0

0 x 3 = 0

0 x 4 = 0 + 0 + 0 + 0 = 0

0 x 4 = 0

0 x 5 = 0 + 0 + 0 + 0 + 0 = 0

0 x 5 = 0

b) 0 x 6 = 0              0 x 7 = 0           0 x 8 = 0              0 x 9 = 0

0 : 6 = 0                 0 : 7 = 0              0 : 8 = 0               0 : 9 = 0

Bài 2

Hai phép tính nào dưới đây có cùng kết quả?

Phương pháp giải:

Tính nhẩm rồi nối hai phép tính có cùng kết quả với nhau.

Lời giải chi tiết:

0 : 6 = 0             15 : 3 = 5

3 x 4 = 12           14 : 2 = 7

28 : 4 = 7            5 x 0 = 0

25 : 5 = 5            2 x 6 = 12

Ta nối như sau:

Bài 3

Tổ Một có 8 bạn, mỗi bạn góp 5 quyển vở để giúp đỡ các bạn vùng bị lũ lụt. Hỏi tổ Một góp được bao nhiêu quyển vở?

Phương pháp giải:

Số quyển vở tổ Một góp được = Số quyển vở mỗi bạn góp  x Số bạn của tổ Một

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt

Mỗi bạn: 5 quyển vở

8 bạn: ... quyển vở?

Bài giải

Tổ Một góp được số quyển vở là

5 x 8 = 40 (quyển vở)

Đáp số: 40 quyển vở

Bài 4

Tính độ dài đường gấp khúc ABCDE.

Phương pháp giải:

Độ dài đường gấp khúc ABCDE = Độ dài của một đoạn thẳng x 4

Lời giải chi tiết:

Đường gấp khúc ABCDE gồm 4 đoạn thẳng có cùng độ dài là 3 cm.

Vậy độ dài đường gấp khúc ABCDE là

3 x 4 = 12 (cm)

Đáp số: 12 cm

Bài 5

Số?

Phương pháp giải:

Tính nhẩm kết quả phép tính theo chiều mũi tên rồi viết số thích hợp vào ô trống.

Lời giải chi tiết:


Cùng chủ đề:

Toán lớp 3 trang 16 - Bảng nhân 3, bảng chia 3 - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 3 trang 17 - Luyện tập chung - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 3 trang 19 - Bảng nhân 4, bảng chia 4 - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 3 trang 21 - Ôn tập hình học và đo lường - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 3 trang 22 - Chu vi hình tam giác ,hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 3 trang 24 - Luyện tập chung - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 3 trang 27 - Diện tích của một hình. Xăng - Ti - Mét vuông - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 3 trang 29 - Bảng nhân 6, bảng chia 6 - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 3 trang 30 - Diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 3 trang 31 - Bảng nhân 7, bảng chia 7 - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 3 trang 34 - Bảng nhân 8, bảng chia 8 - SGK Kết nối tri thức