Toán lớp 4 trang 57 - Bài 68: Cộng hai phân số cùng mẫu số - SGK chân trời sáng tạo
Viết các số hạng là số tự nhiên dưới dạng phân số rồi tính. Các biểu thức nào có giá trị bằng nhau.
Thực hành Câu 1
Tính.
a) $\frac{1}{{10}} + \frac{3}{{10}}$
b) $\frac{5}{{12}} + \frac{1}{{12}}$
c) $\frac{3}{2} + \frac{1}{2}$
Phương pháp giải:
Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số, ta cộng hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.
Lời giải chi tiết:
a) $\frac{1}{{10}} + \frac{3}{{10}} = \frac{{1 + 3}}{{10}} = \frac{4}{{10}} = \frac{2}{5}$
b) $\frac{5}{{12}} + \frac{1}{{12}} = \frac{{5 + 1}}{{12}} = \frac{6}{{12}} = \frac{1}{2}$
c) $\frac{3}{2} + \frac{1}{2} = \frac{{3 + 1}}{2} = \frac{4}{2} = 2$
Luyện tập Câu 1
Viết các số hạng là số tự nhiên dưới dạng phân số rồi tính.
a) $\frac{1}{3} + 1$
b) $\frac{2}{5} + 2$
c) $7 + \frac{1}{2}$
Phương pháp giải:
- Viết số tự nhiên thành phân số có mẫu số bằng với mẫu số của số hạng kia.
- Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số, ta cộng hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.
Lời giải chi tiết:
a) $\frac{1}{3} + 1 = \frac{1}{3} + \frac{3}{3} = \frac{{1 + 3}}{3} = \frac{4}{3}$
b) $\frac{2}{5} + 2 = \frac{2}{5} + \frac{{10}}{5} = \frac{{2 + 10}}{5} = \frac{{12}}{5}$
c) $7 + \frac{1}{2} = \frac{{14}}{2} + \frac{1}{2} = \frac{{14 + 1}}{2} = \frac{{15}}{2}$
Luyện tập Câu 2
Các biểu thức nào có giá trị bằng nhau?
Nhận xét: Phép cộng các phân số có tính chất giao hoán và kết hợp. Một phân số cộng với 0 bằng chính phân số đó.
Phương pháp giải:
Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng rồi nối 2 biểu thức có giá trị bằng nhau.
Lời giải chi tiết: