Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Cải ơi
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính, văn bản Cải ơi giúp học sinh soạn bài dễ dàng, chính xác.
Tóm tắt
“Cải ơi” – tác phẩm truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Ngọc Tư nói về một hành trình đầy gian khổ đi tìm đứa con gái thất lạc tên “Cải” của người cha tên “Năm” đã 10 năm trời. Cải không phải là con ruột của ông, đó là con riêng của vợ hai ông với người chồng trước đó nhưng với tình yêu con, bảo vệ con nên ông đã chăm sóc và nuôi dưỡng con như con đẻ của mình. Một tình cảnh éo le khiến gia đình ông mâu thuẫn, Cải làm mất đôi trâu của nhà nên đã bỏ nhà đi, ông Năm bị đồn tiếng xấu là hại con đem giấu xác. Tất cả mọi người bà con láng giềng đều không tin tưởng ông. Vì quá buồn bã ông Năm quyết định đi tìm Cải. Thấy được tình cảm sâu nặng của cha dành cho con mình qua những tiếng gọi “Cải ơi” của ông Năm.
Truyện ngắn “Cải ơi!” gây xúc động mạnh cho bạn đọc bởi tình cha sâu sắc, cùng lời văn mộc mạc nhưng chan chứa cảm xúc. Cái buồn trong “Cải ơi” dường như nhắc nhở bạn đọc thêm trân trọng, biết ơn những đấng sinh thành của mình - những người đã dốc hết sức mình để nuôi nấng chúng ta.
Bố cục
- Đoạn 1: Từ đầu cho đến “…dứt khoát tìm được con Cải về”.
- Đoạn 2: Tiếp theo cho đến “…rủ đi ăn hủ tiếu”
- Đoạn 3: tiếp cho đến “…Chết lặng”
- Đoạn 4: còn lại
Nội dung chính
Nội dung của tác phẩm nói về lòng yêu thương của người cha, tình phụ tử thiêng liêng và đầy lòng yêu thương của con người đó cũng chính là giá trị nhân văn sâu sắc về tình cha trong xã hội qua đó đòi hỏi mỗi người cần yêu thương cha hơn trong cuộc sống.
Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ
Tác phẩm Cải ơi! Do nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sáng tác trong hoàn cảnh khá đặc biệt về mảnh đất và con người Nam Bộ mộc mạc và đầy sự giản dị và chân chất. Cải ơi – một truyện ngắn nằm trong tập truyện “Cánh đồng bất tận” được phát hành năm 2005.
2. Đề tài
Tình cha con
3. Phương thức biểu đạt
Tự sự, miêu tả, biểu cảm
4. Thể loại
Truyện ngắn
5. Ngôi kể
Ngôi thứ 3