Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Dương phụ hành — Không quảng cáo

Soạn văn 11, ngữ văn 11 kết nối tri thức với cuộc sống Tóm tắt, bố cục, nội dung chính các tác phẩm SGK Văn 11


Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Dương phụ hành

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính, văn bản Dương phụ hành giúp học sinh soạn bài dễ dàng, chính xác.

Tóm tắt

Mẫu 1

Toàn bộ bức tranh được nhà thơ khắc họa đầy gợi cảm và ngọt ngào về hình ảnh người thiếu phụ Tây dương, từ những cử chỉ, hành động đầy thân mật, đáng yêu của đôi vợ chồng người Phương Tây. Và dù khoảnh khắc ấy đã được Cao Bá Quát quan sát và miêu tả lại một cách rất thực, rất sinh động nhưng dường như những chi tiết ấy chỉ đóng vai trò trong việc dồn nén cảm xúc để rời khi tới dòng thơ cuối cùng, người thi sĩ ấy đã chẳng thể kìm hãm sự rối bời và nỗi thống khổ được nữa, thốt lên một lời tự than:

Biết đâu nỗi khách biệt li này!

Mẫu 2

Dương Phụ Hành là một tác phẩm của nhà thơ Cao Bá Quát, được viết trong chuyến công cán tại Inđônêxia. Trong tác phẩm này, nhà thơ miêu tả hình ảnh của một người phụ nữ Tây phương với những nét đẹp mới lạ và đặc biệt mà ông đã gặp gỡ và quan sát trong chuyến đi đó. Hình ảnh người phụ nữ trong Dương Phụ Hành được miêu tả như một người đàn bà yêu kiều, duyên dáng và tinh tế. Nhà thơ đã bắt gặp những hành động của cô, từ việc nghiêng mình làm nũng để đòi sự yêu thương và chiều chuộng từ người chồng của mình đến việc chăm sóc và quan tâm đến người khác. Điều này cho thấy sự tình cảm, sự nhân ái và tính cách đáng yêu của người phụ nữ Tây phương. Nhà thơ Cao Bá Quát đã ghi lại tất cả những chi tiết ấy để rồi miêu tả cảnh tượng ấy một cách khách quan và chân thật. Ông đã tận dụng trí tưởng tượng và sự nhạy cảm của mình để thể hiện được những nét đẹp và tính cách đặc trưng của người phụ nữ Tây phương.

Mẫu 3

Tác phẩm Dương Phụ Hành của nhà thơ Cao Bá Quát được viết ra trong khoảng thời gian ông có dịp cùng phái bộ của Đào Phú Trí đi công cán ở bên Inđônêxia. Ban đầu, ý định của chuyến đi này là để "lấy công chuộc tội". Tuy nhiên, trên hành trình đi công cán, nhà thơ Cao Bá Quát đã được trò chuyện và tiếp xúc với những người châu Âu, qua đó tiếp thu những kiến thức của một nền văn minh mới lạ. Trong suốt chuyến đi này, Cao Bá Quát đã phát hiện ra nhiều nét mới mà rất đáng yêu của người phụ nữ nơi Tây phương xa xôi. Nhà thi sĩ đã chú ý đến hình ảnh của một người phụ nữ Tây Dương - người mà ông miêu tả rất sinh động và quyến rũ. Cao Bá Quát đã bằng đôi mắt tinh tế cùng ngòi bút tài hoa của mình quan sát và ghi lại tất cả những chi tiết của người phụ nữ này, từ những hành động nghiêng mình làm nũng để đòi sự yêu thương, chiều chuộng, chăm sóc từ người chồng của mình, đến sự duyên dáng và dễ thương của cô ấy.

Nội dung chính

Tác giả khắc họa chân dung người thiếu phụ Tây Dương, qua đó nhà thơ nghĩ về giai nhân và tài tử, về hạnh phúc trong sum họp và nỗi đau trong li biệt. Trong chuyến đi này, ông có dịp tiếp xúc với những người châu Âu, thấy nhiều điều mới lạ.

Tìm hiểu chung

1. Xuất xứ

“Dương phụ hành” được viết vào thời gian từ 1842 – 1843, khi Cao Bá Quát đi “dương trình hiệu lực” sang In đô nê xia.

2. Đề tài

Hạnh phúc trong sum họp và nỗi đau trong li biệt

3. Phương thức biểu đạt

Biểu cảm, miêu tả

4. Thể loại

Ca hành


Cùng chủ đề:

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Cải ơi
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Chiếu cầu hiền (KNTT)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Chí Phèo (KNTT)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Chí khí anh hùng (KNTT)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Con đường mùa đông
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Dương phụ hành
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Lời tiễn dặn (KNTT)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Mộng đắc thái liên
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Một thời đại trong thi ca (KNTT)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nàng Ờm nhắn nhủ
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nhớ đồng (KNTT)