Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Một thời đại trong thi ca (KNTT) — Không quảng cáo

Soạn văn 11, ngữ văn 11 kết nối tri thức với cuộc sống Tóm tắt, bố cục, nội dung chính các tác phẩm SGK Văn 11


Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Một thời đại trong thi ca (KNTT)

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính, văn bản Một thời đại trong thi ca giúp học sinh soạn bài dễ dàng, chính xác.

Tóm tắt

Mẫu 1

Sau khi điểm lại quá trình hình thành của thơ Mới, quá trình đấu tranh quyết liệt với phái thơ cũ để chiếm lĩnh chỗ đứng trên thi đàn của thơ Mới, Hoài Thanh đã nêu lên vấn đề: Bây giờ hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn: tinh thần thơ Mới.

Tinh thần thơ Mới là ở chữ “tôi” với quan niệm cá nhân. Nhưng chữ “tôi” với nghĩa tuyệt đối của nó xuất hiện gắn liền với sự bơ vơ, lạc lõng trong bối cảnh xã hội tăm tối của đất nước. Nhà phê bình cũng đã khái quát sự bế tắc đáng thương của một thời đại qua phong cách của các tác giả: Thế Lữ (thoát lên tiên), Lưu Trọng Lư (phiêu lưu cùng trường tình), Xuân Diệu (đắm say), Hàn Mặc Tử (điên cuồng), Huy Cận (Ngơ ngẩn buồn).

Cái bi kịch ngấm ngầm được các nhà thơ gửi vào tiếng Việt để chống chọi với hiện tại, để giữ lòng tin vào ngày mai.

Mẫu 2

Trong tiểu luận này, Hoài Thanh đã nêu một vấn đề quan trọng là đi tìm tinh thần Thơ mới. Tác giả đã đưa ra nguyên tắc nhận diện tinh thần Thơ mới: Không căn cứ vào cục bộ và bài dở, phải căn cứ vào đại thể và bài hay. Xác định tinh thần Thơ mới là chữ “tôi” trong Thơ mới đối lập với chữ “ta” trong thơ cũ và cho thấy bi kịch của cái Tôi trong Thơ mới. Cuối cùng chỉ ra sự vận động của cái “tôi” và việc giải quyết bi kịch thời đại của nó bằng cách gửi cả vào tình yêu tiếng Việt.

Mẫu 3

Mở đầu văn bản, tác giả đề cập đến cái khó khăn trên con đường đi tìm tinh thần trong thơ mới. Tác giả đưa ra nguyên tắc giúp chúng ta nhận diện thơ Mới và thơ cũ một cách khái quát nhất và nhấn mạnh cốt lõi làm nên tinh thần thơ mới đó chính là cái "tôi" cá nhân. Hoài Thanh đề cập đến sự đối lập giữa cái "tôi" trong thơ Mới với cái "ta" trong thơ cũ để làm nổi bật lên bi kịch tinh thần của cái "tôi" trong thơ Mới. Cuối cùng tác giả chỉ ra sự vận động của cái "tôi" và việc giải quyết bi kịch thời đại của nó là gửi cả vào tình yêu tiếng Việt.

Bố cục

+ Phần 1 (Từ đầu ... phải nhìn vào đại thể): Nguyên tắc để xác định tinh thần thơ mới.

+ Phần 2 (Tiếp theo ... rẻ rúng đến thế): Tinh thần thơ mới: chữ tôi

+ Phần 3 (Còn lại): Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó.

Nội dung chính

Tác phẩm đã nêu rõ nội dung cốt yếu của tinh thần Thơ mới: Lần đầu tiên chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện trong thi ca đồng thời cũng nói lên cái bi kịch ngấm ngầm trong hồn người thanh niên lúc bấy giờ.

Tìm hiểu chung

1. Xuất xứ

Đoạn trích thuộc phần đầu của quyển “Thi Nhân Việt Nam”, là phần cuối của tiểu luận “Một thời đại trong thi ca”

2. Đề tài

Bàn về thơ mới

3. Phương thức biểu đạt

Nghị luận

4. Thể loại

Phê bình, nghiên cứu


Cùng chủ đề:

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Chí khí anh hùng (KNTT)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Con đường mùa đông
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Dương phụ hành
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Lời tiễn dặn (KNTT)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Mộng đắc thái liên
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Một thời đại trong thi ca (KNTT)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nàng Ờm nhắn nhủ
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nhớ đồng (KNTT)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nữ phóng viên đầu tiên
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Pa – ra – lim – pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Prô – mê – tê bị xiềng