Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Chữ người tử tù (CD) — Không quảng cáo

Soạn văn 11, ngữ văn 11 Cánh Diều Tóm tắt, bố cục, nội dung chính các tác phẩm SGK Văn 11


Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Chữ người tử tù (CD)

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính, văn bản Chữ người tử tù giúp học sinh soạn bài dễ dàng, chính xác.

Tóm tắt

Mẫu 1

Nguyễn Tuân đã viết Truyện ngắn Những người tử tù với một cảnh "xưa nay chưa từng có". Huấn Cao là một người tử tù nhưng có tài viết chữ đẹp. Người khắp vùng tỉnh sơn đều đồn rằng: "Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm." Người quản ngục và thầy thơ say mê nét chữ của Huấn Cao nên đã dành cho ông Huấn sự biệt đãi đặc biệt. Ban đầu, ông Huấn khinh miệt và không nhận sự biệt đãi của quản ngục nhưng rồi ông cũng nhận ra được sự chân thành trong tấm lòng của viên quản ngục nên đã quyết định cho chữ. Cảnh cho chữ diễn ra cho thấy sự trân trọng của người xin chữ và người tử tù đang phóng những nét chữ tài hoa. Sau đó, Huấn Cao khuyên người quản ngục không làm công việc này nữa để giữ được thiên lương trong sạch, người quản ngục cúi đầu: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".

Mẫu 2

Truyện ngắn Chữ người tử tù được trích trong tập Vang bóng một thời của nhà văn Nguyễn Tuân. Tác phẩm đã nói lên vẻ đẹp tài hoa của con người - cái mà Nguyễn Tuân luôn tìm kiếm trong các tác phẩm của mình. Huấn Cao là một tử tù nhưng có tài viết chữ rất đẹp. Vì vậy mà ông nhận được sự biệt đãi đặc biệt của viên quản ngục dành cho mình. Viên quản ngục và thầy thơ rất trân trọng và say mê nét chữ của Huấn Cao nhưng Huấn Cao lại không thích nhận được sự biệt đãi của người khác. Huấn Cao vốn dĩ tỏ thái độ khinh miệt người quản ngục nhưng cho đến khi hiểu được tấm lòng thành kính của người đó thì Huấn Cao đã quyết định cho chữ. Trong đêm khuya hiện lên cảnh ba con người chụm đầu vào trong một không gian ẩm mốc, tù túng. Người tử tù phóng những nét chữ tuyệt đẹp và hai người còn lại thì khúm núm chờ đợi. Huấn Cao không chỉ có thiên lương trong sáng mà ông còn trân trọng thiên lương của người khác. Sau khi cho chữ, Huấn Cao đã khuyên quản ngục thay chốn ở để giữ được lương tâm trong sạch, lương thiện. Huấn Cao vừa là một người anh hùng khi dám đứng lên chống lại triều đình thối nát lúc bấy giờ, lại là một người có tài năng, có thiên lương trong sạch rất đáng ngưỡng mộ.

Mẫu 3

Câu chuyện Chữ người tử tù kể về nhân vật Huấn Cao nho tài hoa viết chữ rất đẹp và là nhà cách mạng khi thường xuyên chống lại triều đình. Huấn Cao bị triều đình bắt và xử tội chết, thời gian trước khi xử tử Huấn Cao giam giữ trong nhà lao Tỉnh Sơn. Tài năng của ông nổi tiếng đến nỗi viên quản ngục biết đến, viên quản ngục vô cùng yêu thích nét chữ của Huấn Cao, nếu như có chữ của ông xem như là báu vật. Ông biệt đãi tử tù Huấn Cao kính cẩn như một kẻ bề dưới nhưng Huấn Cao vẫn không mảy may đoái hoài.

Khi thời gian gần hết, ông quyết định đến xin chữ của Huấn Cao, ban đầu Huấn Cao không thèm để tâm và tỏ ý khinh thường nhưng sau khi biết được viên quản ngục yêu cái đẹp và mến tài hoa của mình, Huấn Cao cảm động và quyết định cho chữ ngay trong tù.

Cảnh tượng chưa từng có, người tử tù tay đeo gông thảo những nét rồng bay phượng múa trong nhà tù tối tăm, ẩm thấp, trong khi viên quản ngục khép nép như kẻ bề dưới. Người tử tù và viên quản ngục giữa họ đều có điểm chung đó là yêu cái đẹp, con người và nghệ thuật cùng đồng điệu với nhau và vượt lên những điều tầm thường trong cuộc sống.

Bố cục

- Phần 1 (Từ đầu đến …để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu): Cuộc trò truyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại

- Phần 2 (Tiếp theo đến …thiếu một chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ): Tấm lòng biệt đãi của viên quản ngục.

- Phần 3 (Còn lại): Cảnh cho chữ.

Nội dung chính

Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – môt con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước

Tìm hiểu chung

1. Xuất xứ

Tác phẩm lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời.

2. Đề tài

Những con người tài hoa

3. Phương thức biểu đạt

Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

4. Thể loại

Truyện ngắn

5. Ngôi kể

Ngôi thứ 3


Cùng chủ đề:

Soạn văn 11, ngữ văn 11 Cánh Diều
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính các tác phẩm SGK Văn 11 - Cánh diều
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông (CD)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Anh hùng tiếng đã gọi rằng
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Chí Phèo (CD)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Chữ người tử tù (CD)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Lời tiễn dặn
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Một người Hà Nội (CD)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Một thời đại trong thi ca (CD)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nỗi niềm tương tư
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Sóng