Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Sóng
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính, văn bản Sóng giúp học sinh soạn bài dễ dàng, chính xác.
Tóm tắt
Mẫu 1
Khổ 1 và 2 là bản chất của “sóng” và “em”, đều có sự đối lập lúc dữ dội lúc dịu êm. Khổ 3 và 4 là những suy nghĩ trăn trở về cội nguồn tình yêu. Tình yêu bắt nguồn từ đâu? Khổ 5 và 6 là nỗi nhớ và lòng thủy chung của người con gái khi yêu. Khổ 7,8 và 9 là khát vọng tình yêu vĩnh cửu, là khát khao mãnh liệt được sống hết mình trong “biển lớn tình yêu”.
Mẫu 2
Sóng là một cuộc hành trình khởi đầu của sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để đi tìm đến một tình yêu bao la và rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết đỗi mình trong một tình yêu và muốn được hóa thân vĩnh viễn để trở thành một tình yêu muôn thuở.
Mẫu 3
Qua hình tượng của Sóng trên cơ sở đã khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ Sóng đã diễn tả được một tình yêu của người phụ nữ tha thiết, nồng nàn và thủy chung. Tình yêu ấy đã vượt lên trên mọi sự thử thách của thời gian và sự hữu hạn của một đời người. Từ đó ta có thể thấy được tình yêu là một thứ tình cảm rất cao đẹp, một hạnh phúc thật lớn lao của con người.
Bố cục
- Phần 1 (2 khổ thơ đầu): Nhận thức về tình yêu qua hình tượng sóng.
- Phần 2 (2 khổ tiếp theo): Suy nghĩ, trăn trở về cội nguồn và quy luật của tình yêu.
- Phần 3 (3 khổ thơ tiếp theo): Nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người con gái trong tình yêu.
- Phần 4 (còn lại): Khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, bất diệt.
Nội dung chính
Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó cho thấy tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.
Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ
- In trong tập Hoa dọc chiến hào.
- Xuân Quỳnh sáng tác bài thơ trong chuyến đi thực tế vùng biển Diêm Điền (Thái Bình) (29/02/1967).
2. Đề tài
Tình yêu
3. Phương thức biểu đạt
Biểu cảm
4. Thể loại
Thơ 5 chữ