Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Người thứ bảy (Mu - Ra - Ka - Mi) — Không quảng cáo

Tóm tắt, bố cục Văn 9 Cánh diều hay nhất


Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Người thứ bảy (Mu-ra-ka-mi)

Tác phẩm kể lại câu chuyện của nhân vật "tôi" với sự dằn vặt trước cái chết của bạn. Nhưng cuối cùng nhân vật đã mạnh mẽ đối diện với nỗi sợ. Qua câu chuyện, tác giả muốn nhắn nhủ với mỗi chúng ta phải dám đối diện với nỗi sợ. Khi chúng ta biết đối diện thì nỗi sợ sẽ không còn nữa.

Tóm tắt

Tóm tắt 1:

Nhân vật “tôi” và K là hai người bạn thân. Trong một cơn bão lớn, con sóng dữ dội đã cuốn K đi trước sự chứng kiến của nhân vật “tôi”. Hình ảnh đó đã ám ảnh trong tâm trí nhân vật “tôi” khiến anh phải chuyển chỗ ở. Sau bốn mươi năm, nhân vật “tôi” mới trở lại quê nhà. Anh dũng cảm quay trở lại bờ biển năm nó, nơi đã cuốn người bạn của mình đi mất. Dường như mọi thứ đã xoa dịu được nỗi đau của nhân vật “tôi”, anh không còn nằm mơ thấy ác mộng cũng như hình ảnh những con sóng dữ. Anh cảm thấy may mắn vì nỗi sợ hãi đã được biến mất.

Tóm tắt 2:

Một cậu bé sống ở thị trấn ven biển với người bạn thân tên là K, người có tài vẽ nổi bật nhưng lại bị vấn đề về sức khoẻ. Trong một cơn bão lớn, cậu cùng K xuống bờ biển. Khi biển dâng cao, cậu lo lắng và chạy đi, để K lại. Một con sóng khổng lồ nuốt chửng K, và cậu không thể cứu bạn. Sau đó, cậu mắc chứng sốc tâm lý nghiêm trọng, phải chuyển đi nơi khác và sống với nỗi ám ảnh. Nhiều năm sau, khi trở lại bãi biển, cậu cảm thấy đã tìm được sự giải thoát khỏi ác mộng.

Tóm tắt 3:

Câu chuyện “Người thứ bảy” xoay quanh một người đàn ông, hồi tưởng về thời thơ ấu của mình tại một thị trấn ven biển. Ông có một người bạn thân tên là K, một họa sĩ tài năng nhưng yếu đuối. Trong một cơn bão lớn, ông và K ra bờ biển và trong khi ông cảm thấy sợ hãi và bỏ chạy, K bị một con sóng khổng lồ cuốn trôi. Cảm giác tội lỗi và cú sốc đã ám ảnh ông suốt nhiều năm. Sau khi rời quê hương, ông trở lại bãi biển và cảm thấy sự giải thoát khỏi nỗi ám ảnh đã kéo dài suốt cuộc đời mình.

Bố cục

- Phần 1 (Từ đầu đến “cười toe toét”): Hình ảnh K bị con sóng cuốn mất trước sự chứng kiến của nhân vật “tôi”.

- Phần 2 (tiếp đến “rời khỏi tâm trí tôi”): Nỗi ám ảnh trong tâm trí của nhân vật “tôi”.

- Phần 3 (còn lại): Nhân vật “tôi” đối diện với nỗi sợ và sự giải thoát trong tâm trí.

Giọng đọc

Truyền cảm

Nội dung chính

Tác phẩm kể lại câu chuyện của nhân vật "tôi" với sự dằn vặt trước cái chết của bạn. Nhưng cuối cùng nhân vật đã mạnh mẽ đối diện với nỗi sợ. Qua câu chuyện, tác giả muốn nhắn nhủ với mỗi chúng ta phải dám đối diện với nỗi sợ. Khi chúng ta biết đối diện thì nỗi sợ sẽ không còn nữa.

Tìm hiểu chung

1. Xuất xứ

Trích Bóng ma ở Le-xinh-tơn (Lexington), Phạm Vũ Thịnh dịch, NXB Đà Nẵng, 2007

2. Đề tài

Hồi ức về một câu chuyện trong quá khứ

3. Thể loại

Truyện ngắn

4. Phương thức biểu đạt

Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

5. Ngôi kể

Ngôi thứ nhất


Cùng chủ đề:

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Làng (Kim Lân)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Mục đích của việc học (Nguyễn Cảnh Toàn)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Người thứ bảy (Mu - Ra - Ka - Mi)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nhật kí đô thị hóa (Mai Văn Phấn)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Nói thêm về "Chuyện người con gái Nam Xương"
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ông lão bên chiếc cầu
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Phân tích bài "Khóc Dương Khuê"
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư - Trần Quang Khải)