Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Vợ nhặt — Không quảng cáo

Soạn văn 12 tất cả các bài, Ngữ văn 12 , tổng hợp văn mẫu hay nhất Tóm tắt, bố cục, nội dung chính các tác phẩm SGK Văn 12


Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Vợ nhặt

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Vợ nhặt giúp học sinh soạn bài dễ dàng, chính xác.

Tóm tắt Bài 1

Tràng là một người đàn ông nghèo khổ, cơ cực ở xóm ngụ cư. Một ngày kia, Tràng dẫn về một người phụ nữ. Đó là vợ anh – người vợ nhặt. Tràng đã bắt gặp vợ tương lai của mình đang cảnh đói rách, mời ăn bốn bát bánh đúc kèm theo lời nói đùa vui. Bà cụ Tứ - mẹ của Tràng đón nhận người đàn bà khốn khổ ấy làm con dâu trong mối đau đớn và thương cảm. Tràng cảm thấy con người mình đổi khác. Từ chút đùa đến thoáng lo, bây giờ Tràng thấy niềm vui thành người có trách nhiệm, dù đêm đầu tiên của đôi vợ chồng qua đi trong không khí khét lẹt mùi chết chóc và tiếng hờ khóc ai oán. Bà mẹ nghèo đãi hai con ít cháo và nồi chè đặc biệt. Miếng cám chát bứ, nghẹn cổ nhưng Tràng vẫn cùng vợ hướng về một cuộc sống đổi khác. Trong óc anh hiện ra đám người đói phá kho thóc và lá cờ đỏ bay phất phới.

Tóm tắt Bài 2

Tràng là anh thanh niên ngụ cư nghèo khổ, làm nghề kéo xe bò kiếm sống. Anh vốn ế vợ từ lâu nhưng đột nhiên lại "nhặt" được vợ một cách dễ dàng chỉ bằng vài câu hò đùa và bốn bát bánh đúc. Người dân xóm ngụ cư ai nấy đều ngạc nhiên khi thấy có người đàn bà lạ theo Tràng, rồi lại lo lắng cho anh vì đã đèo bòng thêm một miệng ăn giữa nạn đói khủng khiếp. Trước việc con trai lấy vợ, bà cụ Tứ ban đầu rất ngạc nhiên, khi hiểu ra câu chuyện, bà vừa xót xa vừa mừng tủi và chấp nhận cô vợ nhặt là dâu con trong nhà. Sáng hôm sau, Tràng hạnh phúc như vừa ở giấc mơ đi ra. Trong bữa sáng đón nàng dâu mới, cả nhà Tràng ăn uống rất đầm ấm, cô vợ ra dáng là người phụ nữ hiền thảo. Bà cụ Tứ không chỉ nói toàn chuyện vui, chuyện làm ăn mà còn vui vẻ bưng lên nồi "chè khoán". Giữa lúc ấy, người con dâu nghe thấy tiếng trống thúc thuế bèn kể chuyện người đói ở Thái Nguyên, Bắc Giang vùng dậy phá kho thóc Nhật. Câu chuyện ấy làm hiện lên trong đầu Tràng hình ảnh đoàn người đói đi trên đê Sộp và lá cờ đỏ bay phấp phới.

Tóm tắt Bài 3

Truyện lấy bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945, kể về nhân vật chính có tên là Tràng, một chàng trai xấu xí nghèo khổ, làm nghề đẩy xe thóc thuê. Giữa lúc nạn đói tràn đến xóm ngụ cư, Tràng đưa vợ về nhà, người vợ hắn “nhặt” được sau vài ba bận nói đùa và bốn bát bánh đúc. Bà cụ Tứ , người mẹ giàu tình thương người, xót cho cảnh ngộ người đàn bà, vừa mừng vừa tủi, bà chấp nhận nàng dâu mới. Cái liều lĩnh của Tràng đã biến thành hạnh phúc, những con người nghèo khổ ấy cùng nương tựa vào nhau và cùng hi vọng vào tương lai. Tác phẩm kết thúc bằng hình ảnh lá cờ đỏ, niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn.

Bố cục

Văn bản chia thành 4 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến “hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần”): cảnh Tràng dẫn vợ về nhà

- Phần 2 (tiếp đó đến “cùng đẩy xe bò về”): Lí giải việc Tràng nhặt được vợ

- Phần 3 (tiếp đó đến “nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”): Cuộc ganwpj gỡ giữa bà cụ Tứ và nàng dâu mới

- Phần 4 (còn lại): Cảnh buổi sáng hôm sau ở nhà Tràng

Nội dung chính

Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà còn thể hiện bản chất tốt đẹp và sức sống kỳ diệu của họ: ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.


Cùng chủ đề:

Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Tuyên ngôn độc lập
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Tuyên ngôn độc lập (phần tác phẩm)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Việt Bắc phần tác giả
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Việt Bắc phần tác phẩm
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Vợ chồng A Phủ
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Vợ nhặt
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Đô - Xtôi - Ép - Xki
Tổng kết lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại - Ngữ Văn 12
Trái tim hoàn thiện nhất là trái tim có nhiều mảnh vá
Trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?
Trình bày Tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao