Trình bày Tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao
Tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao chủ yếu được thể hiện qua những phương diện sau: a. Lên án thứ văn chương nghệ thuật vị nghệ thuật:“Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối,không nên là ánh trăng lừa dối,nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia,thoát ra từ kiếp lầm than”(Trăng Sáng)
b. Truyện ngắn “Đời thừa” có lẽ là nơi Nam Cao phát biểu đầy đủ nhất về quan niệm nghệ thuật của mình:
- Một tác phẩm “thật giá trị” thì phải có nội dung nhân đạo sâu sắc : “Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao,mạnh mẽ,vừa đau đớn lại vừa phấn khích.Nó ca tụng tình thương,tình bác ái,sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn.”
- Nhà văn đòi hỏi cao sự tìm tòi sáng tạo và lương tâm người cầm bút: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay,làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho.Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu,biết tìm tòi,khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có.”
- Văn chương đòi hỏi phải có trách nhiệm của người cầm bút: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương.Nhưng cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.”
c. Trong tác phẩm “Đôi mắt” viết sau CM, Nam Cao đã nêu lên quan điểm riêng của mình: “Vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều,càng quan sát lắm,người ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản.” Tức là phải có sự cách tân trong ngòi bút,tìm tòi và hiểu biết sâu rộng về thực tế để phục vụ sáng tác văn chương.