Cảm hứng mùa thu - Đỗ Phủ
Cảm hứng mùa thu - Đỗ Phủ bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10
I. Tác giả
1. Tiểu sử
- Đỗ Phủ (712 – 770), quê ở huyện Củng, tỉnh Hà Nam, xuất thân trong một gia đình truyền thống Nho học và thơ ca lâu đời.
- Ông sống trong nghèo khổ, chết trong bệnh tật
2. Sự nghiệp văn học
- Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc, là danh nhân văn hóa thế giới.
- Thơ Đỗ Phủ hiện còn khoảng 1500 bài
- Nội dung thơ: đó là những bức tranh hiện thực sinh động và chân xác đến mức được gọi là “thi sử” ( lịch sử bằng thơ); đó cũng là niềm đồng cảm với nhân dân trong khổ nạn, chứa chan tình yêu nước và tinh thần nhân đạo.
- Giọng thơ Đỗ Phủ trầm uất, nghẹn ngào.
- Ông sành tất cả các thể thơ nhưng đặc biệt thành công ở thể luật thi.
- Với nhân cách cao thượng, tài năng nghệ thuật trác việt, Đỗ Phủ được người Trung Quốc gọi là “Thi thánh”.
II. Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ là bài số một trong chùm “Thu hứng” (gồm 8 bài) – sáng tác vào năm 766 khi Đỗ Phủ đang ngụ cư tại Quỳ Châu trong cảnh già, sức yếu, bệnh tật.
b. Bố cục
- Cách chia 1:
+ Hai câu đề: Quang cảnh mùa thu
+ Hai câu thực: Những chuyển động nhẹ nhàng của mùa thu
+ Hai câu luận: Bầu trời và không gian làng quê
+ Hai câu kết: Tâm trạng của nhà thơ
- Cách chia 2:
+ Phần 1 (4 câu thơ đầu): Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ
+ Phần 2 (4 câu thơ cuối): Tình thu
2. Tìm hiểu chi tiết
a. Cảnh thu
- Rừng phong: lác đác, hạt móc sa => xơ xác, tiêu điều
- Núi Vu, kẽm Vu: khí thu lòa
-> Bức tranh thu mang mày sắc bi thương, tàn tạ
- Giữa lòng sông sóng vọt tận trời >< Trên cửa ải mây sa sầm mặt đất
-> Sử dụng nghệ thuật đối lập: cảnh sắc hùng vĩ, dữ dội
=> Bức tranh thu vừa bi thương, tiêu điều vừa hùng vĩ, hoành tráng, dữ dội rất đặc trưng của đất trời Quý Châu mùa thu.
b. Tình thu
- Cúc: nở hoa hai lần – hai lần rơi lệ
- Con thuyền: thân phận lẻ loi, trôi nổi của tác giả -> phương tiện đưa tác giả trở về “cố viên”
- Âm thanh quen thuộc, rộn ràng của cuộc sống: tiếng chày đập áo, tiếng dao cắt vải, tiếng thước đo áo.
=> Tâm trạng vừa hoài cổ vừa thế sự, chan chứa tình đời, tình người sâu sắc.
c. Giá trị nội dung
- Bài thơ thể hiện nỗi buồn riêng thấm thía và tâm sự chứa chan lòng yêu nước thương đời của tác giả
d. Giá trị nghệ thuật
- Kết cấu chặt chẽ, hình ảnh đặc trưng, ngôn từ nhiều tầng ý nghĩa, giọng điệu và âm hương thể hiện đúng tâm trạng u buồn.