Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Cố hương" — Không quảng cáo

Văn mẫu 9 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý, thuyết minh, tự sự và nghị luận lớp 9 hay nhất Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Cố hương


Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Cố hương"

Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Cố hương" hay nhất

KB 1

“Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi” . Có con đường mưu sinh phải xa quê. Có con đường tình nghĩa, không quản xa xôi, cách trở đã về thăm lại quê. Có con đường khổ ải. Có con đường hạnh phúc. Con đường gần, con đường xa, con đường hi vọng đi lên phía trước. Có con đường mòn. Cũng có chuyện phá lối mở đường. Con đường đến với mỗi người là con đường số phận. Con đường của mỗi dân tộc là con đường cách mạng. Phải chăng đó là ý tưởng sâu sắc về hình tượng con đường trong cổ hương. Ca dao có câu:

Quê hương nghĩa nặng tình sâu,

Bể dâu biến đổi biết đâu là nhà.

Đọc Cố hương của Lỗ Tấn, tôi bâng khuâng mãi về tiếng hát ấy lừng vang vọng khắp miền Trung thân yêu của quê mẹ...

KB 2

Là một nhà văn hiện thực nhưng Lỗ Tấn đồng thời còn là một nhà cách mạng bởi vậy bên cạnh việc phanh phui bệnh trạng của dân tộc ông cũng không nguôi hi vọng, ước mơ vào một tương lai tươi sáng hơn. Qua nhân vật con Nhuận Thổ, bé Thủy Sinh, và cháu Hoàng nhà văn thể hiện ước mơ các thế hệ sau không bao giờ cách bức, không vất vả, không muốn chúng vất vả, đần độn như Nhuận Thổ. Rõ ràng, nhân dân Trung Quốc cần một cuộc đời mới, cần một con đường mới tốt đẹp hơn cho tương lai.

KB 3

Qua truyện ngắn này, bạn đọc có thể thấy được tiếng nói tố cáo, phê phán  xã hội phong kiến cũ đồng thời ông cũng đặt ra vấn đề con đường đi của người nông dân lao động và toàn thể xã hội. Ông đã dùng thứ vũ khí lợi hại là ngôn từ để “biến đổi tinh thần” nhân dân đang trong tình trạng “ngu muội” và hèn nhát”.

KB 4

Đọc “Cố hương” của Lỗ Tấn, hình ảnh quê hương tươi đẹp trong tuổi thơ của tôi bỗng ùa về. Đó là một quê hương ngày càng phát triển và văn mình để sánh vai với các cường quốc nam châu. Đọc đi đọc lại “Cố hương” tôi vẫn chỉ ấn tượng với câu nói: ” Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực trên mặt đất  vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Dù đi xa hay gần, dù có đến miền đất khác đi chăng nữa nhưng quê hương của chúng ta vẫn đẹp nhất, quê hương là người chung tình vẫn mãi đứng đó đợi chờ chúng ta.

KB 5

“Cố hương” của Lỗ Tấn đã giúp khơi gợi ở lòng người những tình cảm cao đẹp đối với quê hương. Yêu quê không hẳn phải gắn bó với quê, yêu quê cũng chính là niềm mong mỏi một cuộc sống tốt đẹp hơn cho quê hương, khát khao thay đổi, phá tan màn đêm đang bao trùm lên quê hương yêu dấu.


Cùng chủ đề:

Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Cảnh ngày xuân"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Chiếc lược ngà"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Chị em Thúy Kiều"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Cố hương"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Kiều báo ân báo oán"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Làng"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa"