Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" — Không quảng cáo

Văn mẫu 9 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý, thuyết minh, tự sự và nghị luận lớp 9 hay nhất Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Lặng lẽ


Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa"

Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" hay nhất

KB 1

Truyện Lặng lẽ Sa Pa là một bài thơ bằng văn xuôi rất trong sáng, trữ tình. Trên cái nền tráng lệ của thiên nhiên rừng, suối Sa Pa hiện lên bao con người đáng yêu. Mỗi người chỉ một vài nét vẽ mà tác giả đã lột tả được tâm hồn, tính cách, dáng vẻ của họ. Nguyễn Thành Long rất chân thực trong kể và tả, nhờ thế mà ta thấy những nhân vật như bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, anh thanh niên... rất gần gũi và mến yêu.

KB 2

Thiên truyện Lặng lẽ Sa Pa gấp lại vẫn đọng những vấn vương cho mỗi người đọc. Đặc biệt nhân vật anh thanh niên đã có sức hấp dẫn, lay động tâm hồn mỗi người. Ngợi ca con người anh chính là cách chúng ta ngợi ca lao động và không quên đánh giá lại bản thân.

KB 3

Nguyễn Thành Long đã rất thành công với nhân vật anh thanh niên của mình. Không phải xây dựng được nhân vật đặc biệt ấy đã là thành công, mà thành công đó là tác giả đã khắc hoạ nhân vật như thế nào. Không phải là những nhận xét không có cơ sở. Đó là những lời nói Tắt tự nhiên từ chính cuộc sống hàng ngày.

KB 4

Với truyện ngắn này, phải chăng nhà văn muốn khẳng định: cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hy sinh lớn lao và thầm lặng? Nguyễn Thành Long đã mang đến cho người đọc hình ảnh những con người luôn hăng say làm việc. Có thể coi đó là sự hi sinh thầm lặng, sự cống hiến hết mình cho Tổ quốc của những người con Sa Pa nói riêng và của toàn đất nước nói chung.

KB 5

Đến với tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, ta thấy cuộc sống của những con người ở đó không hề lặng lẽ mà chỉ có những người đang thầm lặng dâng hiến cuộc đời cho đất nước. Ta nhận ra ở nơi hậu phương cũng có những người yêu nước, hi sinh cuộc đời như nơi trận mạc. Để từ đó Lặng lẽ Sa Pa đã để lại dấu ấn trong lòng người đọc vì nhờ nó họ mới hiểu thêm cuộc sống nơi hậu phương của thời kì kháng chiến gian khổ.


Cùng chủ đề:

Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Cố hương"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Kiều báo ân báo oán"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Làng"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Mã Giám Sinh mua Kiều"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Những đứa trẻ"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Phong cách Hồ Chí Minh"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Truyện Kiều"