Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Đời thừa
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Đời thừa hay nhất
Xem thêm:
KB1
Truyện ngắn Đời thừa là một trong những tác phẩm xuất sắc của Nam Cao về đề tài hiện thực xã hội trước Cách mạng tháng 8, năm 1945, ở đó ta thấy được một nghịch lý rất lạ, lòng nhân đạo của nhân vật cũng chính là sợi dây dẫn đến bi kịch cho chính cuộc đời họ, rồi từ trong cái bi kịch ấy ta lại thấy hiện lên những thứ tình cảm khác, ấy là tình vợ chồng, tình cha con, tình người. Và có lẽ ấn tượng nhất ấy là tấm lòng yêu văn chương sâu sắc đến day dứt của nhân vật Hộ, nhấn mạnh một quan điểm nghệ thuật rất tâm đắc của Nam Cao: Văn chương không được phép cẩu thả, cẩu thả là vô lương tâm, là đê tiện.
KB2
Có thể nói nhân vật trong Đợi thừa là một nhân vật – tâm trạng. Chất thơ, chất trữ tình bàng bạc khắp tác phẩm do đấy mà ra. Chiều sâu và sự mới mẻ của chủ đề, chất lượng suy nghĩ, chất thơ và chất trữ tình đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho Đời thừa , cũng như cho nhiều tác phẩm khác của Nam Cao có cấu tạo một cách rất tự nhiên, khiến cho người đọc có thể trở lại nhiều lần với truyện ngắn của ông, dừng lại trên từng ý, từng câu văn ông viết ra.
KB3
Trong mỗi trang viết của mình Nam Cao đều thể hiện tinh thần nhân văn, sự đồng cảm với những số phận con người sống cuộc đời bế tắc khổ cực, trong mỗi nhân vật của ông đều là những con người vô cùng lương thiện, dù cuộc sống cho chà đạp vùi dập khiến họ biến chất hay thay đổi như thế nào nhưng tới cuối cùng phần người trong họ vẫn luôn chiến thắng. Chính điều đó đã làm nên thành công trong những tác phẩm của nhà văn Nam Cao.
KB4
Truyện ngắn "Đời thừa" là một trong những tác phẩm xuất sắc của Nam Cao về đề tài hiện thực xã hội trước Cách mạng tháng 8, năm 1945, ở đó ta thấy được một nghịch lý rất lạ, lòng nhân đạo của nhân vật cũng chính là sợi dây dẫn đến bi kịch cho chính cuộc đời họ, rồi từ trong cái bi kịch ấy ta lại thấy hiện lên những thứ tình cảm khác, ấy là tình vợ chồng, tình cha con, tình người. Và có lẽ ấn tượng nhất ấy là tấm lòng yêu văn chương sâu sắc đến day dứt của nhân vật Hộ, nhấn mạnh một quan điểm nghệ thuật rất tâm đắc của Nam Cao: Văn chương không được phép cẩu thả, cẩu thả là vô lương tâm, là đê tiện.
KB5
Như vậy qua đây ta thấy được một tấn bi kịch lớn của người tri thức đương thời. Anh Hộ là một trong những cuộc đời điển hình của những người tri thức. Biết rằng hoài bão lớn lao kia nó luôn ở trong tim nhưng ở xã hội ấy thì nó chỉ làm khổ cho chính người đang mơ ước đến nó mà thôi. Một lần nữa giá trị hiện thực lại được thể hiện ở đây.