Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Bài ca phong cảnh Hương Sơn
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Bài ca phong cảnh Hương Sơn hay nhất
MB1
Chu Mạnh Trinh sinh năm 1862, mất năm 1905. Tự là Cán Thần, hiệu là Trúc Vân, quê làng Phú Thị, huyện Mễ Sở, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu (nay là Mễ Sở, huyện Văn Giang) tỉnh Hưng Yên. Ông là người tài hoa, thạo đủ cầm, kì, thi, họa, lại giỏi cả nghệ thuật kiến trúc, và đặc biệt say mê cảnh đẹp. Chính cái lòng yêu cảnh đẹp kết hợp với tài hoa của tâm hồn thi sĩ đã kết tinh thành những áng thiên cổ kỳ bút mãi còn tỏa sắc hương nơi hậu thế. Một trong số đó là áng thơ “ Hương Sơn phong cảnh ca ”.
MB2
Chu Mạnh Trinh (1862-1905) là một viên quan dưới triều Nguyễn, là người tài hoa, lại giỏi làm thơ Nôm, hơn thế nữa còn rất am hiểu kiến trúc. Hương Sơn là một là một quần thể kiến trúc và thắng cảnh nổi tiếng ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội, hằng năm thu hút biết bao nhiêu du khách ghé lại thăm quan vãn cảnh. Chính vì phong cảnh duy mỹ của Hương Sơn, mà trong lần tham gia trùng tu chùa Thiên Trù thuộc quần thể này, Chu Mạnh Trinh đã hết lời khen ngợi, thưởng thức mà viết nên bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca hay còn gọi là Bài ca phong cảnh Hương Sơn.
MB3
Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà văn, nhà thơ thể hiện tài năng và bày tỏ cảm xúc. Đứng trước một khung cảnh đẹp, con người khó tránh khỏi cảm giác rợn ngợp, say đắm, để rồi xuất khẩu thành thơ. Đối với Chu Mạnh Trinh, cảm xúc ấy được đẩy tới đỉnh điểm khi có dịp thăm thú Hương Sơn, một dãy núi với hệ thống núi nước trùng điệp, phức tạp, được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhất động". Trong ba tác phẩm viết về cảnh non nước hữu tình nơi đây, "Hương Sơn phong cảnh ca" là bài thơ nổi bật và giàu tính miêu tả nhất.
MB4
Hương Sơn là dãy núi ở huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây. Trên núi là quần thể những suối, chùa, am, động, trong đó có chùa Hương thờ Phật Bà Quan Thế Âm. Tương truyền, khi chúa Trịnh Sâm đến nơi đây đã khắc vào vách đá cửa động Hương Tích dòng chữ “Nam thiên đệ nhất động”, nghĩa là động đẹp nhất trời Nam. Với vẻ đẹp của một danh lam thắng cảnh, động Hương Sơn đã trở thành nguồn thi hứng cho biết bao thi nhân. Dương Lâm có Chơi chùa Hương, Tản Đà có Động Hương Sơn, Nguyễn Nhược Pháp có Chùa Hương… Riêng Chu Mạnh Trinh (1862 – 1905) có tới ba bài: Hương Sơn phong cảnh ca, Hương Sơn nhật trình và Hương Sơn hành trình. Cả ba bài thơ đều được sáng tác khi ông tham gia vẽ kiểu và trùng tu lại chùa Thiên Trù. Trong ba tác phẩm viết về Hương Sơn của ông, bài Hương Sơn phong cảnh ca có giá trị nhất.
MB5
Cảnh sắc luôn là thứ khiến cho tâm hồn con người ta xao động, ngay cả người bình thường, đứng trước cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp cũng phải mềm lòng. Cho nên, đứng trước một cảnh tượng như thế những thi sĩ không thể không kiềm lòng mình lại. Sự nhạy cảm của một tâm hồn tràn ngập thơ ca, cũng khiến cho không ít thi gia bối rối và phải đặt ngay ngòi bút xuống, để cho cảnh sắc đó ngấm vào cơ thể rồi mới lay ngòi bút xuống trang giấy. Cũng bởi chới với trước vẻ đẹp của thiên nhiên Hương Sơn, mà tác giả Chu Mạnh Trinh quả thật không sai khi đã dùng những mỹ từ để ca ngợi vẻ đẹp nơi đây qua bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn.