Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Tôi đi học" — Không quảng cáo

Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Tôi đi h


Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Tôi đi học"

Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Tôi đi học"

KB 1

Hơn 70 năm sau khi "Tôi đi học" ra đời, đọc lại truyện hầu như ai cũng xúc động. Ngoài lời văn ý vị và nhẹ nhàng như thơ trong nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa miêu tả gắn liền với cảm xúc là tài nhớ, chọn lựa và sắp xếp các chi tiết về buổi học đầu tiên của nhân vật “tôi” thành một truyện ngắn tự sự và trữ tình. Ai cũng nhận thấy có bóng dáng buổi học đầu tiên của mình ở trong truyện, nhất là hình ảnh “Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc” đọng lại ở cuối trang văn.

KB 2

Tôi đi học là dòng hồi ức về ngày tựu trường của tuổi ấu thơ, rất thơ và rất xúc động. Có lẽ đây không phải là ông viết văn, mà là những kỉ niệm của chính mình đã sống lại trong nhà văn, là một tiếng lòng man mác, bâng khuâng với những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Chính vì vậy, đã hơn 70 năm trôi qua, tác phẩm vẫn sống và còn sống mãi.

KB 3

Truyện ngắn Tôi đi học sống mãi với thời gian bởi nó được tạo nên từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Bằng câu chuyện của mình, Thanh Tịnh đã nói thay tất cả chúng ta cái cảm giác kì diệu của buổi học đầu tiên đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi người.

KB 4

Tôi đi học là trang văn đầy chất thơ, chất thơ của kỷ niệm thời thơ ấu ngày tựu trường. Chất thơ ở giọng văn nhẹ nhàng, truyền cảm. Chất thơ ở sự lắng đọng và khơi gợi tâm hồn kí ức thời cắp sách trong mỗi chúng ta. Tôi đi học là một tiếng lòng man mác, bâng khuâng của một thời để nhớ, một thời để yêu. Kỷ niệm ấy rất đẹp và sâu sắc. Vì thế sau này hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.

KB 5

Vậy đấy, học truyện ngắn Tôi đi học vào những ngày đầu của năm học, chúng ta thấm thìa rằng: Trong cuộc đời mỗi người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là ở buổi tựu trường đầu tiên, thường sẽ được ghi nhớ mãi. Nhà văn Thanh Tịnh đã diễn tả dòng cảm nghĩ này bằng tâm hồn rung động thiết tha, một ngòi bút giàu chất thơ, một bố cục thống nhất, với các cung bậc tâm trạng, nhân vật, các sự việc, chi tiết, các hình ảnh và những biện pháp tu từ chặt chẽ, hài hòa, tập trung vào chủ đề của tác phẩm.

Nguồn: Sưu tầm


Cùng chủ đề:

Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Hai chữ nước nhà"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Lão Hạc"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Muốn làm thằng Cuội"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Ôn dịch, thuốc lá"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Thông tin về ngày Trái đất năm 2000"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Tôi đi học"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Trong lòng mẹ"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Tức nước vỡ bờ"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Đánh nhau với cối xay gió"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Đập đá ở Côn Lôn"