Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Tức nước vỡ bờ" — Không quảng cáo

Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Tức nước


Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Tức nước vỡ bờ"

Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Tức nước vỡ bờ" hay nhất

KB 1

Ngòi bút Ngô Tất Tố đã đạt đến một trình độ điêu luyện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ: từ sự khéo léo trong khắc họa nhân vật cho đến việc lựa chọn sử dụng từ ngữ để lột tả chính xác, sinh động những diễn biến đầy kịch tính. Ông đã dựng lên một cảnh tượng cực kì sống động, một cảnh tượng đẹp, tươi sáng trong cái khung cảnh u ám, đen tối của Tắt đèn. Những gì chúng ta được chứng kiến trong đoạn trích dự báo một khả năng, một sức mạnh lớn của người nông dân nói chung, phụ nữ nông dân nói riêng mà sau này, sức mạnh ấy được tập hợp thành vũ bão quật đổ thực dân, phong kiến trong Cách mạng tháng Tám.

KB 2

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là một trong những đoạn hay của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.

KB 3

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một đoạn văn giàu ý nghĩa hiện thực. Ngô Tất Tố xây dựng nhân vật chị Dậu là một người phụ nữ dịu dàng những cũng quyết đoán, thương yêu chồng con nhưng cũng đầy đủ sức mạnh để chiến đấu. Qua đoạn trích, ta thấy nhà văn đã dành tình yêu thương và sự đồng cảm sâu sắc cho chị Dậu cùng với đó lên án xã hội bất công và tàn ác.

KB 4

Nguyễn Tuân gọi chân dung chị Dậu trong "Tắt đèn" là "bức chân dung lạc quan". Nguyễn Tuân quả quyết rằng ông đã gặp chị Dậu trong "một đám đông phá thóc của Nhật trong những ngày huyện kì Tổng khởi nghĩa". Dưới ngòi bút của Ngô Tât Tố đã khẳng định tài năng miêu tả nhân vật chị Dậu vừa hiện lên sống động giống như người có thật, vừa thể hiện quy luật tất yếu cùa đời sống hiện thực. Cho nên, chị Dậu trong tiểu thuyết "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố có khả năng bước ra khỏi trang văn để đến với cuộc đời và sống mãi trong đời sống tinh thần của chúng ta.

KB 5

Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, ngôn ngữ giản dị tác giả đã cho thấy cuộc sống của người dân dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. Lên án những kẻ cầm quyền độc ác, nhẫn tâm đàn áp, áp bức nhân dân đến bước đường cùng. Đằng sau đó còn là thái độ yêu thương, cảm thông cho những số phận bất hạnh và trân trọng ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người nông dân.

Nguồn: Sưu tầm


Cùng chủ đề:

Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Muốn làm thằng Cuội"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Ôn dịch, thuốc lá"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Thông tin về ngày Trái đất năm 2000"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Tôi đi học"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Trong lòng mẹ"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Tức nước vỡ bờ"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Đánh nhau với cối xay gió"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm "Đập đá ở Côn Lôn"
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Bàn luận về phép học
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Chiếu dời đô