Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Bài toán dân số" — Không quảng cáo

Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Bài toán


Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Bài toán dân số"

Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Bài toán dân số" hay nhất

MB 1

Từ xưa đến nay, dân số vẫn luôn là một vấn đề quan trọng, thu hút sự quan tâm của mọi người và xã hội không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Văn bản "Bài toán dân số" của Thái An đã phân tích, bàn luận tương đối sâu sắc về vấn đề nóng bỏng, cấp thiết ấy của toàn xã hội.

MB 2

Viết về hiểm hoạ của việc gia tăng dân số quá nhanh - một đề tài vừa khó vừa khô khan, tác giả của "Bài toán dân số" đã chọn cách vào đề thật hấp dẫn, vừa thực tế, vừa giàu sức thuyết phục. Từ câu chuyện nhà thông thái kén rể đến 64 ô bàn cờ với một lượng thóc "nhiều đến mức có thể phù khắp bề mặt Trái Đất", bạn đọc dễ dàng hình dung về sự gia tăng dân số chóng mặt với tốc độ sinh sản như hiện nay.

MB 3

Bài toán dân số” là một văn bản thuyết minh về vấn đề dân số, đăng trên báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật, số 28, năm 1995. Bằng những minh chứng chân thực và sinh động, tác giả trình bày thực trạng của vấn đề dân số và khả năng gia tăng trong tương lai, đồng thời lên tiếng cảnh báo những hậu quả khủng khiếp đối với nền kinh tế, an ninh, chính trị và chất lượng cuộc sống của con người nếu không kiểm soát sự gia tăng dân số trên thế giới.

MB 4

Bài văn “Bài toán dân số” của tác giả Thái An là một bài văn thuyết minh xen lẫn với tự sự. Khi đọc tác phẩm này người đọc cảm thấy thú vị khi câu chuyện và sự việc được nêu trong bài văn có liên quan đến mình và gia đình mình mà mình chưa từng nghĩ tới. Thái An đã “Huân cổ suy kim” để khơi gợi suy nghĩ và hành động của mỗi người về “bài toán dân số”.

MB 5

Đọc bài văn thuyết minh xen lẫn tự sự của Thái An, người đọc chợt ngỡ ngàng đến thú vị. Ngỡ ngàng vì tác giả nêu sự việc có liên quan đến mình, gia đình mình, … mà mình không nghĩ tới. Thú vị là ở chỗ Thái An đã “Huân cổ suy kim” để khơi gợi suy nghĩ và hành động của mỗi người, nhất là với những ai đã nên vợ nên chồng, về "bài toán dân số”, bởi đặc tính sinh hoạt của con người khác với muôn loài.

Nguồn: Sưu tầm


Cùng chủ đề:

Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Ông đồ
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Quê hương
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Thuế máu
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Tức cảnh Pác Bó
Tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm Đi bộ ngao du
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Bài toán dân số"
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng"
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Cô bé bán diêm"
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Hai cây phong"
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Hai chữ nước nhà"
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Lão Hạc"