Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Lão Hạc" — Không quảng cáo

Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Lão Hạc


Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Lão Hạc"

Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Lão Hạc" hay nhất

MB 1

Nam Cao là một nhà văn lớn của người nông dân Việt Nam, đặc biệt là người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945. Ông vẫn cảm nhận được những vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn của họ trước bờ vực của cái đói, cái nghèo. Truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn là một tác phẩm như thế. Nhân vật chính của tác phẩm - nhân vật lão Hạc - dù có một hoàn cảnh bất hạnh, đau đớn nhưng lão vẫn giữ được tình yêu thương đối với những người thân yêu và đặc biệt là một lòng tự trọng cao cả. Qua nhân vật này, nhà văn đã thể hiện tư tưởng nhân đạo tiến bộ và sâu sắc.

MB 2

Viết về đề tài nông dân trước cách mạng, "'Lão Hạc" là một truyện ngắn độc đáo, đặc sắc của nhà văn Nam Cao. Một truyện ngắn chứa chan tình người, lay động bao nỗi xót thương khi tác giả kể về cuộc đời cô đơn bất hạnh và cái chết đau đớn của một lão nông nghèo khổ. Nhân vật lão Hạc đã để lại trong lòng ta bao ám ảnh khi nghĩ về số phận con người, số phận người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ.

MB 3

Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc trong giai đoạn văn học 1930 - 1945. Qua nhiều tác phẩm, tác giả đã vẽ nên khung cảnh tiêu điều, xơ xác của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Sự đói khổ ám ảnh nhà văn bởi nó ảnh hưởng không ít tới nhân cách, nhưng trong cảnh nghèo đói thê thảm, phẩm chất tốt đẹp của người nông dân vẫn tồn tại và âm thầm tỏa sáng. Truyện ngắn Lão Hạc thể hiện cái nhìn nhân đạo sâu sắc của Nam Cao. Trong đó, nhân vật chính là một nông dân gặp nhiều nỗi bất hạnh vì nghèo đói nhưng chất phác, đôn hậu, thương con và có lòng tự trọng.

MB 4

Cùng với Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố, Nam Cao là tác giả tiêu biểu của dòng văn học hiện thực phê phán, luôn hướng về người nông dân, phản ánh hiện thực đời sống của người nông dân trước Cách mạng. Truyện ngắn Lão Hạc là tác phẩm đặc sắc của Nam Cao, nó như một điểm son trong sự nghiệp sáng tác của ông.

MB 5

“Chao ôi ! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” (Giăng sáng). Quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh đó đã chi phối sáng tác cả đời của nhà văn Nam Cao. Những trang văn của ông được viết lên bởi tấm lòng nhân đạo cao cả, bởi trái tim không thôi trăn trở về số kiếp khổ đau của con người. Những Chí Phèo, Lão Hạc, Lang Rận, những Thứ, Điền, Hộ,… đang ngụp lặn trong dòng đời nhiều cay đắng. Họ ám ảnh ta bằng chính cuộc đời của họ. Trong đó hình ảnh Lão Hạc cứ mãi chập chờn.

Nguồn: Sưu tầm


Cùng chủ đề:

Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Bài toán dân số"
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng"
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Cô bé bán diêm"
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Hai cây phong"
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Hai chữ nước nhà"
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Lão Hạc"
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Muốn làm thằng Cuội"
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Nhớ rừng"
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Ôn dịch, thuốc lá"
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Thông tin về ngày Trái đất năm 2000"
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm "Tôi đi học"