Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Bài học đường đời đầu tiên
Tô Hoài là nhà văn chuyên viết truyện thiếu nhi, được nhiều nhà văn đánh giá như một cuốn từ điển sống.
Mở bài
Mở bài mẫu 1
Tô Hoài là nhà văn chuyên viết truyện thiếu nhi, được nhiều nhà văn đánh giá như một cuốn từ điển sống. Khi nhắc đến Tô Hoài chúng ta không thể không nhắc tới truyện Dế Mèn phiêu lưu kí, mà đặc biệt là bài học sâu sắc trong đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên".
Mở bài mẫu 2
Tuổi thơ ta ắt hẳn gắn liền với những trang truyện dành cho thiếu nhi của nhà văn Tô Hoài. Đặc biệt là truyện Dế Mèn phiêu lưu kí, một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông. Chương mở đầu của truyện - "Bài học đường đời đầu tiên" đã khắc họa vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn đồng thời rút ra bài học đường đời sâu sắc dành cho nhân vật này.
Mở bài mẫu 3
Tô Hoài từ lâu đã là mảnh ghép tuổi thơ của bao thế hệ người Việt Nam. Khắc sâu trong khoảng trời kí ức của những đứa trẻ là câu chuyện phiêu lưu của chàng Dế Mèn. "Bài học đường đời đầu tiên" được trích từ chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí . Đoạn trích tập trung khắc họa vẻ đẹp ngoại hình và tính cách ngông cuồng, ngạo mạn cũng như bài học đường đời đầu tiên giúp thay đổi nhận thức của Dế Mèn
Mở bài mẫu 4
"Bài học đường đời đầu tiên" là một đoạn trích hay và ấn tượng về nhân vật Dế Mèn - một chú dế cường tráng khỏe mạnh nhưng kiêu căng ngạo mạn. Đoạn trích đ ưa ra những bài học sâu sắc cho độc giả đặc biệt là độc giả thuộc lứa tuổi thanh thiếu niên đang chập chững bước vào đời bằng những câu chuyện, những nhân vật gần gũi, nhiều xúc cảm.
Mở bài mẫu 5
Đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên" là một trong những đoạn trích hay và đặc sắc nhất trong toàn truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. Không chỉ thể hiện khả năng quan sát tinh tế tài tình của Tô Hoài trong việc xây dựng hình ảnh và tính cách của các nhân vật mà còn thể hiện sự sáng tạo, nhân văn trong cách tạo lập cốt truyện của tác giả.
Mở bài mẫu 6
Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi (truyện đồng thoại). Trong truyện, Dế Mèn là nhân vật chính đã trải qua những cuộc phiêu lưu lí thú, đầy mạo hiểm. Sự trải nghiệm cuộc đời của Dế Mèn, những bài học mà Dế Mèn rút ra qua bao nhiêu hiểm nguy sóng gió chính là hành trang để Mèn bước vào đời và trỏ thành một chàng Dế cao thượng. Chính vì thế, có thể nói rằng cuộc đời của Dế Mèn là một bài học lớn - đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Kết bài
Kết bài mẫu 1
Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên là một trong những đoạn trích hay và đặc sắc nhất trong toàn truyện Dế Mèn phiêu lưu ký, không chỉ thể hiện khả năng quan sát tinh tế tài tình của Tô Hoài trong việc xây dựng hình ảnh và tính cách của các nhân vật mà còn thể hiện sự sáng tạo, nhân văn trong cách tạo lập cốt truyện của tác giả. Đưa ra những bài học sâu sắc cho độc giả đặc biệt là độc giả thuộc lứa tuổi thanh thiếu niên đang chập chững bước vào đời bằng những câu chuyện, những nhân vật gần gũi, nhiều xúc cảm.
Kết bài mẫu 2
Như vậy, Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài đã khắc họa những vẻ đẹp về ngoại hình của Dế Mèn, đồng thời đặt ra những bài học sâu sắc cho con người.
Kết bài mẫu 3
Tóm lại, đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên đã cho thấy tài năng miêu tả loài vật rất sinh động cùng với cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ bình dị, gần gũi và giàu tính tạo hình của Tô Hoài.
Kết bài mẫu 4
Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên , bạn đọc không chỉ thấy được những vẻ đẹp về ngoại hình của Dế Mèn, mà qua sai lầm, bài học đầu tiên của Mèn, chúng ta còn rút ra bài học cho chính bản thân mình: phải luôn quan tâm, giúp đỡ người xung quanh, không được có thói kiêu căng tự phụ, xốc nổi không chỉ gây ảnh hưởng đến chính mình mà còn làm hại những người khác.
Kết bài mẫu 5
Dế Mèn là một nhân vật văn học quen thuộc, thân yêu của các em thiếu nhi. Qua những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn, ta nhận ra rằng: trường đại học chân chính nhất để rèn luyện con người chính là cuộc đời. Trải qua những cuộc phiêu lưu mạo hiếm với đường đời đã giúp Dế Mèn thực sự trở thành một chàng dế “bình thường” chứ không “tầm thường” với trái tim “nhân ái, cao thượng”. Đó cũng chính là con đường mà mỗi chúng ta đã và sẽ đi.
Kết bài mẫu 6
Thông qua những trò nghịch tinh quái, những tâm tư tình cảm của Dế Mèn, nhà văn đã khéo đưa câu chuyện (đặc biệt ở chương I) những bài học về cách sống của mình: không nên làm những việc ngu dại, ngông cuồng chỉ để thoả mãn tính hiếu thắng, tính ích kỷ của mình; phải tự trọng, biết nghiêm khắc trước những thiếu sót của mình... Những bài học đạo lý ấy vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc, thấm thía. Vì vậy tác phẩm không chỉ có giá trị đối với thiếu nhi Việt Nam, mà còn được tuổi thơ các nước Nga, Ru- ma-ni, Ba Lan, Ấn Độ, Nam tư, Đức, Pháp... rất yêu chuộng.