Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người
Chuyện cổ tích về loài người là bài thơ đặc biệt và độc đáo khi thuật lại sự ra đời của thế giới qua đôi mắt đầy sáng tạo.
Mở bài
Mở bài mẫu 1
Chuyện cổ tích về loài người là bài thơ đặc biệt và độc đáo khi thuật lại sự ra đời của thế giới qua đôi mắt đầy sáng tạo. Bài thơ khẳng định và truyền tải thông điệp của sự sống một cách nhân văn: mọi vật sinh ra trên trái đất là vì con người, vì trẻ em và chúng ta hãy chăm sóc, thương yêu, dạy dỗ trẻ em và dành cho thế giới tuổi thơ mọi điều tốt đẹp nhất
Mở bài mẫu 2
Xuân Quỳnh là một nhà thơ hường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị, trong sáng của đời sống gia đình và cuộc sống hàng ngày. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của chị là bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”.
Mở bài mẫu 3
“Chuyện cổ tích về loài người” là một trong những bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Với bài thơ này, Xuân Quỳnh đã lí giải cho người đọc về nguồn gốc của loài người một cách độc đáo mà thú vị.
Mở bài mẫu 4
Chuyện cổ tích về loài người là một trong những bài thơ nổi tiếng của Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi. Bài thơ in đậm phong cách sáng tác của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Kết bài
Kết bài mẫu 1
Có thể nói, lòng yêu trẻ của tác giả được thể hiện trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người hết sức đằm thắm, nồng hậu. Một thế giới được cắt nghĩa đặc biệt và chan chứa tình yêu thương, khiến mỗi chúng ta không khỏi cảm thấy ấm lòng khi nghĩ về mọi thứ quanh mình. Chính lăng kính hóm hỉnh và tấm lòng nhân hậu của nhà thơ đã gợi lên được điều đó trong lòng mỗi chúng ta.
Kết bài mẫu 2
Với “Chuyện cổ tích về loài người”, Xuân Quỳnh đã bộc lộ tình yêu thương sâu sắc dành cho trẻ em. Đồng thời gửi gắm thông điệp rằng hãy chăm sóc và nâng niu trẻ em.
Kết bài mẫu 3
Như vậy, bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” đã đem đến một cách lý giải độc đáo về nguồn gốc của loài người. Qua đó, Xuân Quỳnh muốn bộc lộ lòng yêu thương trẻ em sâu sắc.
Kết bài mẫu 4
Tóm lại, bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” là một cách lí giải thú vị về nguồn gốc của con người. Những hình ảnh thơ gần gũi, giọng thơ hóm hỉnh và ngôn ngữ hồn nhiên đã góp phần làm nên thành công của bài thơ.