Trắc nghiệm KHTN 6 bài 12 chân trời sáng tạo có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 - Chân trời sáng tạo có đáp án Bài tập trắc nghiệm Chủ đề 4. Một số vật liệu, nhiên li


Trắc nghiệm Bài 12. Nhiên liệu và an ninh năng lượng - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Cho biết nhiên liệu nào được sử dụng trong mỗi hình dưới đây.

Câu 2 :

Nhiên liệu sinh học là:

  • A.

    các chất phóng xạ được sử dụng trong các nhà máy năng lượng hạt nhân.

  • B.

    loại nhiên liệu được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật.

  • C.

    nhiên liệu tự nhiên chỉ mất một thời gian ngắn có thể bổ sung được.

  • D.

    Đáp án B và C đúng.

Câu 3 :

Nhiên liệu khí gồm các chất:

  • A.

    nến, cồn, khí than.

  • B.

    nến, sáp, xăng.

  • C.

    củi, than đá, nến.

  • D.

    gas, biogas, khí than.

Câu 4 :

Nhiên liệu tái tạo là:

  • A.

    nhiên liệu mất hàng triệu năm mới tạo ra được.

  • B.

    nhiên liệu tự nhiên chỉ mất một thời gian ngắn có thể bổ sung được.

  • C.

    nhiên liệu được hình thành từ các lớp có nguồn gốc thực vật.

  • D.

    nhiên liệu chứa hàm lượng lớn carbon và hydrocarbon, được tạo thành bởi quá trình phân hủy kị khí của các loại sinh vật chết bị chôn vùi khoảng hơn 300 triệu năm.

Câu 5 :

Dãy nào sau đây gồm các nguồn năng lượng tái tạo:

  • A.

    nhiên liệu hóa thạch, thủy điện, năng lượng mặt trời.

  • B.

    nhiên liệu hạt nhân, thủy điện, địa nhiệt.

  • C.

    thủy điện, địa nhiệt, năng lượng gió.

  • D.

    thủy điện, năng lượng sinh học, nhiên liệu hạt nhân.

Câu 6 :

An ninh năng lượng là:

  • A.

    sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên nguồn năng lượng sạch và giá rẻ.

  • B.

    sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên nguồn năng lượng sạch và giá cao.

  • C.

    sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới dưới một dạng duy nhất, có giá rẻ.

  • D.

    sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới một dạng duy nhất, giá thành cao.

Câu 7 :

Xăng sinh học E5 chứa lần lượt bao nhiêu phần trăm thể tích cồn và xăng truyền thống:

  • A.

    10% và 90%

  • B.

    12% và 88%

  • C.

    5% và 95%

  • D.

    3% và 97%

Câu 8 :

Nhiên liệu lỏng chủ yếu được dùng cho:

  • A.

    động cơ đốt trong, một phần nhỏ để đun nấu, thắp sáng.

  • B.

    xây dựng và sản xuất giấy.

  • C.

    nấu nướng và sưởi ấm.

  • D.

    nghiên cứu khoa học.

Câu 9 :

Nhận định nào sau đây là sai?

  • A.

    Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.

  • B.

    Nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất.

  • C.

    Nhiên liệu rắn gồm than mỏ, củi …

  • D.

    Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt thấp, gây độc hại cho môi trường.

Câu 10 :

Làm thế nào để sử dụng nhiên liệu hiệu quả?

  • A.

    Cung cấp đủ oxi hoặc không khí cho sự cháy.

  • B.

    Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí.

  • C.

    Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng.

  • D.

    Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 11 :

Những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng được gọi là:

  • A.

    nguyên liệu

  • B.

    nhiên liệu

  • C.

    vật liệu

  • D.

    điện năng

Câu 12 :

Nhiên liệu tồn tại ở những thể nào?

  • A.

    Rắn

  • B.

    Lỏng

  • C.

    Khí

  • D.

    Tất cả đáp án trên

Câu 13 :

Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả cần phải cung cấp một lượng không khí hoặc oxygen:

  • A.

    vừa đủ.

  • B.

    thiếu.

  • C.

    dư.

  • D.

    tuỳ ý.

Câu 14 :

Dãy nào sau đây gồm các nhiên liệu:

  • A.

    xăng, khí gas, dầu hỏa.

  • B.

    xăng, đá vôi, dầu hỏa.

  • C.

    dầu hỏa, quặng, khí gas.

  • D.

    dầu hỏa, gỗ, quặng.

Câu 15 :

Nhiên liệu hóa thạch là:

  • A.

    nguồn nhiên liệu tái tạo.

  • B.

    đá chứa ít nhất 50% xác đông và thực vật.

  • C.

    chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá.

  • D.

    nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đổi hàng triệu năm trước.

Câu 16 :

Một mol khí etilen cháy hoàn toàn tỏa ra một lượng nhiệt 1423 kJ. Vậy 0,2 mol etilen cháy tỏa ra một lượng nhiệt Q là bao nhiêu kJ ?

  • A.

    7115 kJ.

  • B.

    246,8 kJ.

  • C.

    264,8 kJ.

  • D.

    284,6 kJ.

Câu 17 :

Hãy giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và chất lỏng?

  • A.

    Vì chất khí nhẹ hơn chất rắn và chất lỏng.

  • B.

    Vì chất khí có nhiệt độ sôi thấp hơn chất rắn và chất lỏng.

  • C.

    Vì diện tích tiếp xúc của chất khí với không khí lớn hơn.

  • D.

    Vì chất khí có khối lượng riêng lớn hơn chất rắn và lỏng.

Câu 18 :

Vì sao không đun bếp than trong phòng kín?

  • A.

    Vì than tỏa nhiều nhiệt dẫn đến phòng quá nóng.

  • B.

    Vì than cháy tỏa ra rất nhiều khí CO, CO 2 có thể gây tử vong nếu ngửi quá nhiều trong phòng kín.

  • C.

    Vì than không cháy được trong phòng kín.

  • D.

    Vì giá thành than khá cao.

Câu 19 :

Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong phát biểu sau:

"Gỗ vừa là

để làm nhà, vừa là

sản xuất giấy, vừa là

để đun nấu”.

Câu 20 :

Em hãy ghép tên loại nhiên liệu với hình ảnh tương ứng trong 2 cột dưới đây:

Nhiên liệu không tái tạo

Nhiên liệu tái tạo

Nhiên liệu xanh

Câu 21 :

Cho các từ sau: carbon monoxide, carbon dioxide, carbon, hóa thạch . Em hãy bấm chọn từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây:

carbon monoxide
carbon dioxide
carbon
hóa thạch
Tất cả các nhiên liệu ..... đều chứa ..... như than đá, dầu và khí thiên nhiên. Khi được đốt cháy, các nguyên tử carbon kết hợp với oxygen để tạo ra ..... – khí gây hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân làm cho nhiệt độ bầu khí quyển Trái Đất ngày càng tăng lên. Nếu nhiên liệu cháy không hết có thể tạo khí ..... làm ô nhiễm không khí.
Câu 22 :

Em hãy tích vào đáp án đứng trước câu trả lời đúng:

Khí thiên nhiên được dùng cho:

Gas để nấu ăn

Chạy máy phát điện

Luyện kim loại

Dùng cho đèn dầu

Làm củi đun nấu

Sưởi ấm

Câu 23 :

Em hãy tích vào đáp án đứng trước câu trả lời đúng:

Dầu hỏa được dùng cho:

Đèn dầu

Bếp dầu

Sản xuất xi măng

Máy phát điện

Sưởi ấm

Lò nung gạch

Chạy xe ô tô

Câu 24 :

Em hãy ghép tên loại nhiên liệu với hình ảnh tương ứng trong 2 cột dưới đây:

Nhiên liệu hóa thạch

Nhiên liệu hạt nhân

Nhiên liệu sinh học

Câu 25 :

Ở một số hộ gia đình chăn nuôi gia súc (lợn, trâu, bò) thường làm một hầm kín để chứa toàn bộ phân chuồng. Ở đó, phân chuồng bị phân hủy và sinh ra biogas (khí sinh học). Biogas được sử dụng để phục vụ quá trình đun nấu. Do đó, bạn Ngọc nói rằng, biogas là một loại nhiên liệu. Theo em, bạn Ngọc nói đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 26 :

Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Cả nhiên liệu rắn và nhiên liệu khí đều có thể tái sử dụng.

Đúng
Sai

Nhiên liệu rắn khi cháy sinh ra nhiều chất độc hại với môi trường hơn là nhiên liệu khí.

Đúng
Sai

Nhiên liệu rắn và nhiên liệu khí đều cháy được và tỏa nhiều nhiệt.

Đúng
Sai

Nhiên liệu rắn dễ cháy hơn nhiên liệu khí.

Đúng
Sai
Câu 27 :

Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là:

  • A.

    vật liệu.

  • B.

    nhiên liệu.

  • C.

    nguyên liệu.

  • D.

    vật liệu hoặc nguyên liệu.

Câu 28 :

Ứng dụng của than đá:

  • A.

    Đốt đèn dầu, chạy máy phát điện

  • B.

    Lò nung cao vôi, sản xuất xi măng

  • C.

    Sản xuất xi măng, luyện kim loại

  • D.

    Chạy xe ô tô, máy phát điện

Câu 29 :

Gas là một chất rất dễ cháy, khi gas trộn lẫn với oxygen trong không khí nó sẽ trở thành một hỗn hợp dễ nổ. Hỗn hợp này sẽ bốc cháy và nổ rất mạnh khi có tia lửa điện hoặc đánh lửa từ bình gas, bếp gas.

Câu 29.1

Chúng ta nên làm gì sau khi sử dụng bếp gas để đảm bảo an toàn?

  • A.

    Cất bếp gas đi.

  • B.

    Tháo bình gas ra khỏi bếp và cất kĩ ở nơi ít người sinh hoạt.

  • C.

    Khóa van an toàn để tránh gas bị rò ra ngoài.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 29.2

Tại sao nên để bình gas ở nơi thoáng khí?

  • A.

    Để bình gas không tiếp xúc gần với những vật dễ cháy.

  • B.

    Để lỡ khi có rò gas thì khí cũng bay ra xa, làm loãng lượng gas trong không gian.

  • C.

    Để hạn chế người tiếp xúc với bình gas.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 29.3

Trong trường hợp đang nấu ăn mà vòi dẫn gas bị hở và gas phun ra, chảy mạnh thì ta nên làm thế nào?

  • A.

    Bình tĩnh tránh xa ngọn lửa.

  • B.

    Khóa van an toàn của bình gas.

  • C.

    Trong trường hợp ngọn lửa lớn không khóa được van an toàn, dùng chăn ướt tấp kín để dập lửa rồi khóa van an toàn lại.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 29.4

Khi đi học về, mở cửa nhà ra mà ngửi thầy mùi gas thì em nên làm gì?

  • A.

    Mở hết cửa để khí gas bay ra ngoài, đồng thời khóa van an toàn ở bình gas.

  • B.

    Không bật công tắc điện, không đánh lửa.

  • C.

    Báo cho người lớn kiểm tra và sửa chữa trước khi sử dụng lại.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 30 :

Bạn Linh lấy 2 chiếc đèn trong phòng thí nghiệm rồi cho dầu hoả vào đèn 1, cồn ethanol vào đèn 2. Dùng bật gas thắp cả 2 đèn lên rồi lấy hai tấm kính trắng che phía trên ngọn lửa của 2 đèn. Kết quả bạn thấy tấm kính trên ngọn lửa đèn dầu bị đen (có muội than), còn tấm trên ngọn lửa đèn cồn thì không bị đen.

Câu 30.1

Tại sao phòng thí nghiệm chỉ sử dụng đèn cồn mà không sử dụng đèn dầu hoả?

  • A.

    Vì đèn cồn rẻ hơn đèn dầu.

  • B.

    Vì đèn cồn dễ cháy hơn đèn dầu.

  • C.

    Vì đèn cồn khi đốt không có muội than.

  • D.

    Vì đèn cồn đẹp hơn đèn dầu.

Câu 30.2

Muội than ở tấm kính trên ngọn lửa đèn dầu là:

  • A.

    carbon

  • B.

    đất

  • C.

    carbon dioxide

  • D.

    bụi

Câu 30.3

Tại sao tấm kính trên ngọn lửa đèn dầu bị đen (có muội than)?

  • A.

    Do tấm kính bị bám bụi.

  • B.

    Do tấm kính bị dính cát.

  • C.

    Do thiếu oxygen nên dầu cháy không hoàn toàn sinh ra muội than (carbon).

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 31 :

Việc làm nào sau đây tạo ra nhiều khí carbon dioxide – một loại khí gây hiệu ứng nhà kính nhất?

  • A.

    Đốt than

  • B.

    Đốt khí thiên thiên

  • C.

    Đốt xăng dầu

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 32 :

Tại sao nói nguyên liệu hóa thạch thuộc loại nhiên liệu không tái tạo?

  • A.

    Vì nó được tạo ra trong thời gian vô cùng lâu, hàng trăm triệu năm, không bổ sung được.

  • B.

    Vì nó được tạo ra trong thời gian vô cùng lâu, hàng chục triệu năm, khó bổ sung.

  • C.

    Vì nó được tạo ra trong thời gian vô cùng lâu, hàng nghìn năm, khó bổ sung.

  • D.

    Vì nó được tạo ra trong thời gian vô cùng lâu, hàng chục triệu năm, không bổ sung được.

Câu 33 :

Tại sao phải sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả?

  • A.

    Để tránh cháy nổ gây nguy hiểm đến con người và tài sản.

  • B.

    Để tránh lãng phí, không gây ô nhiễm môi trường.

  • C.

    Làm cho nhiên liệu cháy hoàn toàn và tận dụng lượng nhiệt do quá trình cháy tạo ra.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 34 :

Nhiên liệu dùng cho ô tô là:

  • A.

    xăng

  • B.

    dầu

  • C.

    diesel sinh học

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 35 :

Nhiên liệu dùng cho ô tô là:

  • A.

    xăng

  • B.

    dầu

  • C.

    diesel sinh học

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 36 :

Ở nhiều vùng nông thôn, người ta xây dựng hầm biogas để thu gom chất thải động vật. Chất thải được thu gom vào hầm sẽ phân hủy, theo thời gian tạo ra biogas. Biogas chủ yếu là khí methane, ngoài ra còn một lượng nhỏ các khí như ammonia, hydrogen sulfide, sulfur dioxide, ... Biogas tạo ra sẽ được thu lại và dẫn lên để làm hầm ủ chất thải gia súc để lấy nhiên liệu khí phục vụ cho đun nấu hoặc biogas chạy máy phát điện.

Theo em, việc xây hầm thu chất thải sản xuất bogas đem lại những lợi ích gì?

  • A.

    Làm sạch môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

  • B.

    Tiêu diệt mầm bệnh gây hại.

  • C.

    Thu được biogas làm nhiên liệu phục vụ cuộc sống.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 37 :

Tại sao khi gió thổi mạnh vào ngọn nến thì ngọn nến tắt ngay?

  • A.

    Gió thổi tạt hết oxygen, thiếu oxygen nên ngọn nến tắt.

  • B.

    Gió thổi mạnh làm nhiệt độ ngọn nến hạ đột ngột xuống dưới nhiệt độ cháy nên ngọn nến tắt.

  • C.

    Gió thổi mạnh làm ngọn nến yếu dần nên tắt.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 38 :

Tại sao khi gió thổi mạnh vào đống lửa to thì nó càng cháy mạnh?

  • A.

    Gió làm cho đống lửa cháy mạnh hơn.

  • B.

    Gió cung cấp thêm oxygen nên đống lửa cháy mạnh hơn.

  • C.

    Gió thổi to làm tăng nhiệt độ của đống lửa khiến nó cháy mạnh hơn.

  • D.

    Tất cả các đáp án đều sai.

Câu 39 :

Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?

  • A.

    Phơi củi cho thật khô.

  • B.

    Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy.

  • C.

    Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt.

  • D.

    Chẻ nhỏ củi.

Câu 40 :

Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hoá thạch?

  • A.

    Than đá.

  • B.

    Dầu mỏ.

  • C.

    Khí tự nhiên.

  • D.

    Ethanol.

Câu 41 :

Thế nào là nhiên liệu?

  • A.

    Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo.

  • B.

    Nhiên liệu là những chất được oxi hoá để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể sống.

  • C.

    Nhiên liệu là những vật liệu dùng trong quá trình xây dựng.

  • D.

    Nhiên liệu là những chất cháy được dùng để cung cấp năng lượng dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho biết nhiên liệu nào được sử dụng trong mỗi hình dưới đây.

Đáp án
Lời giải chi tiết :
Câu 2 :

Nhiên liệu sinh học là:

  • A.

    các chất phóng xạ được sử dụng trong các nhà máy năng lượng hạt nhân.

  • B.

    loại nhiên liệu được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật.

  • C.

    nhiên liệu tự nhiên chỉ mất một thời gian ngắn có thể bổ sung được.

  • D.

    Đáp án B và C đúng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nhiên liệu sinh học là loại nhiên liệu được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật.

Câu 3 :

Nhiên liệu khí gồm các chất:

  • A.

    nến, cồn, khí than.

  • B.

    nến, sáp, xăng.

  • C.

    củi, than đá, nến.

  • D.

    gas, biogas, khí than.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nhiên liệu khí (gas, biogas, khí than,…)

Câu 4 :

Nhiên liệu tái tạo là:

  • A.

    nhiên liệu mất hàng triệu năm mới tạo ra được.

  • B.

    nhiên liệu tự nhiên chỉ mất một thời gian ngắn có thể bổ sung được.

  • C.

    nhiên liệu được hình thành từ các lớp có nguồn gốc thực vật.

  • D.

    nhiên liệu chứa hàm lượng lớn carbon và hydrocarbon, được tạo thành bởi quá trình phân hủy kị khí của các loại sinh vật chết bị chôn vùi khoảng hơn 300 triệu năm.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nhiên liệu tái tạo là nhiên liệu tự nhiên chỉ mất một thời gian ngắn có thể bổ sung được.

Câu 5 :

Dãy nào sau đây gồm các nguồn năng lượng tái tạo:

  • A.

    nhiên liệu hóa thạch, thủy điện, năng lượng mặt trời.

  • B.

    nhiên liệu hạt nhân, thủy điện, địa nhiệt.

  • C.

    thủy điện, địa nhiệt, năng lượng gió.

  • D.

    thủy điện, năng lượng sinh học, nhiên liệu hạt nhân.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các nguồn năng lượng tái tạo như thủy điện, địa nhiệt, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh học,…

Câu 6 :

An ninh năng lượng là:

  • A.

    sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên nguồn năng lượng sạch và giá rẻ.

  • B.

    sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên nguồn năng lượng sạch và giá cao.

  • C.

    sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới dưới một dạng duy nhất, có giá rẻ.

  • D.

    sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới một dạng duy nhất, giá thành cao.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

An ninh năng lượng là sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên các nguồn năng lượng sạch và giá thành rẻ.

Câu 7 :

Xăng sinh học E5 chứa lần lượt bao nhiêu phần trăm thể tích cồn và xăng truyền thống:

  • A.

    10% và 90%

  • B.

    12% và 88%

  • C.

    5% và 95%

  • D.

    3% và 97%

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Xăng sinh học E5 chứa lần lượt 5% thể tích cồn và 95% xăng truyền thống.

Câu 8 :

Nhiên liệu lỏng chủ yếu được dùng cho:

  • A.

    động cơ đốt trong, một phần nhỏ để đun nấu, thắp sáng.

  • B.

    xây dựng và sản xuất giấy.

  • C.

    nấu nướng và sưởi ấm.

  • D.

    nghiên cứu khoa học.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nhiên liệu lỏng gồm các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ (xăng, dầu hỏa...) và rượu (cồn). Nhiên liệu lỏng được dùng chủ yếu cho động cơ đốt trong, một phần nhỏ dùng để đun nấu và thắp sáng.

Câu 9 :

Nhận định nào sau đây là sai?

  • A.

    Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.

  • B.

    Nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất.

  • C.

    Nhiên liệu rắn gồm than mỏ, củi …

  • D.

    Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt thấp, gây độc hại cho môi trường.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đáp án D sai vì Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn, ít gây độc hại cho môi trường.

Câu 10 :

Làm thế nào để sử dụng nhiên liệu hiệu quả?

  • A.

    Cung cấp đủ oxi hoặc không khí cho sự cháy.

  • B.

    Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí.

  • C.

    Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng.

  • D.

    Cả ba ý trên đều đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Biện pháp sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu và quả đảm bảo sử phát triển bền vững:

- Duy trì các điều kiện thuận lợi cho sự cháy, cung cấp đủ không khí, tăng diện tích tiếp xúc giữa nhiên liệu và không khí.

- Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết, phù hợp với nhu cầu sử dụng.

- Tăng cường sử dụng nhiên liệu có thể tái tạo và ít ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người, như xăng sinh học (E5, E10,…)

Câu 11 :

Những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng được gọi là:

  • A.

    nguyên liệu

  • B.

    nhiên liệu

  • C.

    vật liệu

  • D.

    điện năng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tính chất đặc trưng của nhiên liệu là khả năng cháy tỏa nhiệt .

Câu 12 :

Nhiên liệu tồn tại ở những thể nào?

  • A.

    Rắn

  • B.

    Lỏng

  • C.

    Khí

  • D.

    Tất cả đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Dựa vào trạng thái, phân loại nhiên liệu thành:

- Nhiên liệu khí (gas, biogas, khí than,…)

- Nhiên liệu lỏng (xăng, dầu, cồn,…)

- Nhiên liệu rắn (cúi, than đá, nến, sáp,…)

Câu 13 :

Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả cần phải cung cấp một lượng không khí hoặc oxygen:

  • A.

    vừa đủ.

  • B.

    thiếu.

  • C.

    dư.

  • D.

    tuỳ ý.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Duy trì các điều kiện thuận lợi cho sự cháy, cung cấp đủ không khí , tăng diện tích tiếp xúc giữa nhiên liệu và không khí.

Câu 14 :

Dãy nào sau đây gồm các nhiên liệu:

  • A.

    xăng, khí gas, dầu hỏa.

  • B.

    xăng, đá vôi, dầu hỏa.

  • C.

    dầu hỏa, quặng, khí gas.

  • D.

    dầu hỏa, gỗ, quặng.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nhiên liệu: xăng (dầu diesel), khí gas, dầu hỏa và gỗ.

Câu 15 :

Nhiên liệu hóa thạch là:

  • A.

    nguồn nhiên liệu tái tạo.

  • B.

    đá chứa ít nhất 50% xác đông và thực vật.

  • C.

    chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá.

  • D.

    nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đổi hàng triệu năm trước.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nhiên liệu hóa thạch là các loại nhiên liệu chứa hàm lượng lớn carbon và hydrocarbon, được tạo thành bởi quá trình phân hủy kị khí của các loài sinh vật chết bị chôn vùi khoảng hơn 300 triệu năm.

Câu 16 :

Một mol khí etilen cháy hoàn toàn tỏa ra một lượng nhiệt 1423 kJ. Vậy 0,2 mol etilen cháy tỏa ra một lượng nhiệt Q là bao nhiêu kJ ?

  • A.

    7115 kJ.

  • B.

    246,8 kJ.

  • C.

    264,8 kJ.

  • D.

    284,6 kJ.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng phương pháp tích chéo

Lời giải chi tiết :

1 mol etilen       tạo ra      1423kJ

0,2 mol etilen    tạo ra       \(\frac{{0,2.1423}}{1}\) = 284,6 kJ

Câu 17 :

Hãy giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và chất lỏng?

  • A.

    Vì chất khí nhẹ hơn chất rắn và chất lỏng.

  • B.

    Vì chất khí có nhiệt độ sôi thấp hơn chất rắn và chất lỏng.

  • C.

    Vì diện tích tiếp xúc của chất khí với không khí lớn hơn.

  • D.

    Vì chất khí có khối lượng riêng lớn hơn chất rắn và lỏng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất lỏng và chất rắn vì để tạo ra được hỗn hợp với không khí, khi đó diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí lớn hơn nhiều so với chất lỏng và chất rắn.

Câu 18 :

Vì sao không đun bếp than trong phòng kín?

  • A.

    Vì than tỏa nhiều nhiệt dẫn đến phòng quá nóng.

  • B.

    Vì than cháy tỏa ra rất nhiều khí CO, CO 2 có thể gây tử vong nếu ngửi quá nhiều trong phòng kín.

  • C.

    Vì than không cháy được trong phòng kín.

  • D.

    Vì giá thành than khá cao.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Không đun bếp than trong phòng kín vì khi than cháy tỏa ra rất nhiều khí CO, CO 2 có thể gây tử vong nếu ngửi quá nhiều trong phòng kín.

Câu 19 :

Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong phát biểu sau:

"Gỗ vừa là

để làm nhà, vừa là

sản xuất giấy, vừa là

để đun nấu”.

Đáp án

"Gỗ vừa là

để làm nhà, vừa là

sản xuất giấy, vừa là

để đun nấu”.

Lời giải chi tiết :

“Gỗ vừa là vật liệu để làm nhà, vừa là nguyên liệu sản xuất giấy, vừa là nhiên liệu để đun nấu”.

Câu 20 :

Em hãy ghép tên loại nhiên liệu với hình ảnh tương ứng trong 2 cột dưới đây:

Nhiên liệu không tái tạo

Nhiên liệu tái tạo

Nhiên liệu xanh

Đáp án

Nhiên liệu xanh

Nhiên liệu tái tạo

Nhiên liệu không tái tạo

Lời giải chi tiết :
Câu 21 :

Cho các từ sau: carbon monoxide, carbon dioxide, carbon, hóa thạch . Em hãy bấm chọn từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây:

carbon monoxide
carbon dioxide
carbon
hóa thạch
Tất cả các nhiên liệu ..... đều chứa ..... như than đá, dầu và khí thiên nhiên. Khi được đốt cháy, các nguyên tử carbon kết hợp với oxygen để tạo ra ..... – khí gây hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân làm cho nhiệt độ bầu khí quyển Trái Đất ngày càng tăng lên. Nếu nhiên liệu cháy không hết có thể tạo khí ..... làm ô nhiễm không khí.
Đáp án
carbon monoxide
carbon dioxide
carbon
hóa thạch
Tất cả các nhiên liệu
hóa thạch
đều chứa
carbon
như than đá, dầu và khí thiên nhiên. Khi được đốt cháy, các nguyên tử carbon kết hợp với oxygen để tạo ra
carbon dioxide
– khí gây hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân làm cho nhiệt độ bầu khí quyển Trái Đất ngày càng tăng lên. Nếu nhiên liệu cháy không hết có thể tạo khí
carbon monoxide
làm ô nhiễm không khí.
Lời giải chi tiết :

Tất cả các nhiên liệu hóa thạch đều chứa carbon như than đá, dầu và khí thiên nhiên. Khi được đốt cháy, các nguyên tử carbon kết hợp với oxygen để tạo ra carbon dioxide – khí gây hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân làm cho nhiệt độ bầu khí quyển Trái Đất ngày càng tăng lên. Nếu nhiên liệu cháy không hết có thể tạo khí carbon monoxide làm ô nhiễm không khí.

Câu 22 :

Em hãy tích vào đáp án đứng trước câu trả lời đúng:

Khí thiên nhiên được dùng cho:

Gas để nấu ăn

Chạy máy phát điện

Luyện kim loại

Dùng cho đèn dầu

Làm củi đun nấu

Sưởi ấm

Đáp án

Gas để nấu ăn

Chạy máy phát điện

Luyện kim loại

Lời giải chi tiết :

Khí thiên nhiên được dùng trong: chạy máy phát điện, luyện kim loại, gas để nấu ăn,…

Đáp án: Gas để nấu, Chạy máy phát điện, Luyện kim loại.

Câu 23 :

Em hãy tích vào đáp án đứng trước câu trả lời đúng:

Dầu hỏa được dùng cho:

Đèn dầu

Bếp dầu

Sản xuất xi măng

Máy phát điện

Sưởi ấm

Lò nung gạch

Chạy xe ô tô

Đáp án

Đèn dầu

Bếp dầu

Máy phát điện

Lời giải chi tiết :

Dầu hỏa được dùng cho đèn dầu, bếp dầu, động cơ xe, máy phát điện,…

Đáp án: Đèn dầu, Bếp dầu, Máy phát điện.

Câu 24 :

Em hãy ghép tên loại nhiên liệu với hình ảnh tương ứng trong 2 cột dưới đây:

Nhiên liệu hóa thạch

Nhiên liệu hạt nhân

Nhiên liệu sinh học

Đáp án

Nhiên liệu sinh học

Nhiên liệu hóa thạch

Nhiên liệu hạt nhân

Lời giải chi tiết :
Câu 25 :

Ở một số hộ gia đình chăn nuôi gia súc (lợn, trâu, bò) thường làm một hầm kín để chứa toàn bộ phân chuồng. Ở đó, phân chuồng bị phân hủy và sinh ra biogas (khí sinh học). Biogas được sử dụng để phục vụ quá trình đun nấu. Do đó, bạn Ngọc nói rằng, biogas là một loại nhiên liệu. Theo em, bạn Ngọc nói đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Đúng vì biogas là một loại nhiên liệu được sử dụng để cung cấp năng lượng nhiệt (đun nấu), ánh sáng phục vụ con người.

Đáp án: Đúng

Câu 26 :

Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Cả nhiên liệu rắn và nhiên liệu khí đều có thể tái sử dụng.

Đúng
Sai

Nhiên liệu rắn khi cháy sinh ra nhiều chất độc hại với môi trường hơn là nhiên liệu khí.

Đúng
Sai

Nhiên liệu rắn và nhiên liệu khí đều cháy được và tỏa nhiều nhiệt.

Đúng
Sai

Nhiên liệu rắn dễ cháy hơn nhiên liệu khí.

Đúng
Sai
Đáp án

Cả nhiên liệu rắn và nhiên liệu khí đều có thể tái sử dụng.

Đúng
Sai

Nhiên liệu rắn khi cháy sinh ra nhiều chất độc hại với môi trường hơn là nhiên liệu khí.

Đúng
Sai

Nhiên liệu rắn và nhiên liệu khí đều cháy được và tỏa nhiều nhiệt.

Đúng
Sai

Nhiên liệu rắn dễ cháy hơn nhiên liệu khí.

Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :
Câu 27 :

Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là:

  • A.

    vật liệu.

  • B.

    nhiên liệu.

  • C.

    nguyên liệu.

  • D.

    vật liệu hoặc nguyên liệu.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là nhiên liệu.

Câu 28 :

Ứng dụng của than đá:

  • A.

    Đốt đèn dầu, chạy máy phát điện

  • B.

    Lò nung cao vôi, sản xuất xi măng

  • C.

    Sản xuất xi măng, luyện kim loại

  • D.

    Chạy xe ô tô, máy phát điện

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Than đá được dùng trong: sản xuất xi măng, lo cao nung vôi, luyện gang, thép,…

Câu 29 :

Gas là một chất rất dễ cháy, khi gas trộn lẫn với oxygen trong không khí nó sẽ trở thành một hỗn hợp dễ nổ. Hỗn hợp này sẽ bốc cháy và nổ rất mạnh khi có tia lửa điện hoặc đánh lửa từ bình gas, bếp gas.

Câu 29.1

Chúng ta nên làm gì sau khi sử dụng bếp gas để đảm bảo an toàn?

  • A.

    Cất bếp gas đi.

  • B.

    Tháo bình gas ra khỏi bếp và cất kĩ ở nơi ít người sinh hoạt.

  • C.

    Khóa van an toàn để tránh gas bị rò ra ngoài.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết :

Sau khi sử dụng bếp gas thì nên khóa van an toàn để tránh trường hợp gas bị rò ra ngoài có thể gây cháy nổ.

Câu 29.2

Tại sao nên để bình gas ở nơi thoáng khí?

  • A.

    Để bình gas không tiếp xúc gần với những vật dễ cháy.

  • B.

    Để lỡ khi có rò gas thì khí cũng bay ra xa, làm loãng lượng gas trong không gian.

  • C.

    Để hạn chế người tiếp xúc với bình gas.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết :

Để bình gas nơi thoáng khí đề khi lỡ có rò gas thì khí cũng bay ra xa, làm loãng lượng gas trong không gian nhà bếp và tránh được nguy cơ cháy nổ.

Câu 29.3

Trong trường hợp đang nấu ăn mà vòi dẫn gas bị hở và gas phun ra, chảy mạnh thì ta nên làm thế nào?

  • A.

    Bình tĩnh tránh xa ngọn lửa.

  • B.

    Khóa van an toàn của bình gas.

  • C.

    Trong trường hợp ngọn lửa lớn không khóa được van an toàn, dùng chăn ướt tấp kín để dập lửa rồi khóa van an toàn lại.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Dựa vào hiểu biết của bản thân, tìm hiểu trên sách báo, mạng internet.

Lời giải chi tiết :

Khi vòi dẫn gas bị hở và cháy, cần bình tĩnh tránh xa ngọn lửa, sau đó vặn khóa van an toàn bình gas lại. Trong trường hợp ngọn lửa lớn không tiếp xúc được với khoá gas thì dùng chăn ướt tấp kín để dập tắt ngọn lửa rồi khoá van an toàn bình gas.

Câu 29.4

Khi đi học về, mở cửa nhà ra mà ngửi thầy mùi gas thì em nên làm gì?

  • A.

    Mở hết cửa để khí gas bay ra ngoài, đồng thời khóa van an toàn ở bình gas.

  • B.

    Không bật công tắc điện, không đánh lửa.

  • C.

    Báo cho người lớn kiểm tra và sửa chữa trước khi sử dụng lại.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết :

Đi học về mà ngửi thấy mùi gas thì nên hành động như sau:

-  Mở hết cửa để khi gas bay ra ngoài.

-  Khoá van an toàn ở bình gas.

-  Tuyệt đối không bật công tắc điện, không đánh lửa.

-  Báo cho người lớn để kiểm tra và sửa chữa trước khi sử dụng lại.

Câu 30 :

Bạn Linh lấy 2 chiếc đèn trong phòng thí nghiệm rồi cho dầu hoả vào đèn 1, cồn ethanol vào đèn 2. Dùng bật gas thắp cả 2 đèn lên rồi lấy hai tấm kính trắng che phía trên ngọn lửa của 2 đèn. Kết quả bạn thấy tấm kính trên ngọn lửa đèn dầu bị đen (có muội than), còn tấm trên ngọn lửa đèn cồn thì không bị đen.

Câu 30.1

Tại sao phòng thí nghiệm chỉ sử dụng đèn cồn mà không sử dụng đèn dầu hoả?

  • A.

    Vì đèn cồn rẻ hơn đèn dầu.

  • B.

    Vì đèn cồn dễ cháy hơn đèn dầu.

  • C.

    Vì đèn cồn khi đốt không có muội than.

  • D.

    Vì đèn cồn đẹp hơn đèn dầu.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết :

Trong phòng thí nghiệm sử dụng đèn cồn sẽ không có muội than, không làm đen ống nghiệm nên dễ quan sát hiện tượng thí nghiệm. Nếu sử dụng đèn dầu sẽ sinh ra muội than, làm đen ống nghiệm dẫn đến khó quan sát hiện tượng thí nghiệm.

Câu 30.2

Muội than ở tấm kính trên ngọn lửa đèn dầu là:

  • A.

    carbon

  • B.

    đất

  • C.

    carbon dioxide

  • D.

    bụi

Đáp án: A

Lời giải chi tiết :

Muội than ở tấm kính trên ngọn lửa đèn dầu là carbon.

Câu 30.3

Tại sao tấm kính trên ngọn lửa đèn dầu bị đen (có muội than)?

  • A.

    Do tấm kính bị bám bụi.

  • B.

    Do tấm kính bị dính cát.

  • C.

    Do thiếu oxygen nên dầu cháy không hoàn toàn sinh ra muội than (carbon).

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết :

Do thiếu oxygen nên dầu cháy không hoàn toàn (cần nhiều oxygen hơn ethanol) sinh a muội than (carbon).

Câu 31 :

Việc làm nào sau đây tạo ra nhiều khí carbon dioxide – một loại khí gây hiệu ứng nhà kính nhất?

  • A.

    Đốt than

  • B.

    Đốt khí thiên thiên

  • C.

    Đốt xăng dầu

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đốt than tạo ra nhiều khí carbon dioxide hơn là đốt khí thiên nhiên hoặc xăng dầu.

Câu 32 :

Tại sao nói nguyên liệu hóa thạch thuộc loại nhiên liệu không tái tạo?

  • A.

    Vì nó được tạo ra trong thời gian vô cùng lâu, hàng trăm triệu năm, không bổ sung được.

  • B.

    Vì nó được tạo ra trong thời gian vô cùng lâu, hàng chục triệu năm, khó bổ sung.

  • C.

    Vì nó được tạo ra trong thời gian vô cùng lâu, hàng nghìn năm, khó bổ sung.

  • D.

    Vì nó được tạo ra trong thời gian vô cùng lâu, hàng chục triệu năm, không bổ sung được.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nguyên liệu hóa thạch thuộc loại nhiên liệu không tái tạo vì nó được tạo ra trong thời gian vô cùng lâu, hàng trăm triệu năm, không bổ sung được.

Câu 33 :

Tại sao phải sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả?

  • A.

    Để tránh cháy nổ gây nguy hiểm đến con người và tài sản.

  • B.

    Để tránh lãng phí, không gây ô nhiễm môi trường.

  • C.

    Làm cho nhiên liệu cháy hoàn toàn và tận dụng lượng nhiệt do quá trình cháy tạo ra.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cần sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả vì:

- Để tránh cháy nổ gây nguy hiểm đến con người và tài sản.

- Để tránh lãng phí, không gây ô nhiễm môi trường.

- Làm cho nhiên liệu cháy hoàn toàn và tận dụng lượng nhiệt do quá trình cháy tạo ra.

Câu 34 :

Nhiên liệu dùng cho ô tô là:

  • A.

    xăng

  • B.

    dầu

  • C.

    diesel sinh học

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nhiên liệu dùng cho ô tô là xăng, dầu, diesel sinh học,…

Câu 35 :

Nhiên liệu dùng cho ô tô là:

  • A.

    xăng

  • B.

    dầu

  • C.

    diesel sinh học

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nhiên liệu dùng cho ô tô là xăng, dầu, diesel sinh học,…

Câu 36 :

Ở nhiều vùng nông thôn, người ta xây dựng hầm biogas để thu gom chất thải động vật. Chất thải được thu gom vào hầm sẽ phân hủy, theo thời gian tạo ra biogas. Biogas chủ yếu là khí methane, ngoài ra còn một lượng nhỏ các khí như ammonia, hydrogen sulfide, sulfur dioxide, ... Biogas tạo ra sẽ được thu lại và dẫn lên để làm hầm ủ chất thải gia súc để lấy nhiên liệu khí phục vụ cho đun nấu hoặc biogas chạy máy phát điện.

Theo em, việc xây hầm thu chất thải sản xuất bogas đem lại những lợi ích gì?

  • A.

    Làm sạch môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

  • B.

    Tiêu diệt mầm bệnh gây hại.

  • C.

    Thu được biogas làm nhiên liệu phục vụ cuộc sống.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Việc thu gom chất thải tạo khí biogas có nhiều tác dụng:

- Làm sạch môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

- Tiêu diệt mầm bệnh gây hại. Nếu chất thải động vật thải trực tiếp ra môi trưởng sẽ phát tán nhiều mầm bệnh.

- Thu được biogas làm nhiên liệu phục vụ cuộc sống, tiết kiệm tiến mua nhiên liệu.

Câu 37 :

Tại sao khi gió thổi mạnh vào ngọn nến thì ngọn nến tắt ngay?

  • A.

    Gió thổi tạt hết oxygen, thiếu oxygen nên ngọn nến tắt.

  • B.

    Gió thổi mạnh làm nhiệt độ ngọn nến hạ đột ngột xuống dưới nhiệt độ cháy nên ngọn nến tắt.

  • C.

    Gió thổi mạnh làm ngọn nến yếu dần nên tắt.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi gió thổi mạnh vào ngọn nến, nó làm nhiệt độ ngọn nến hạ đột ngột xuống dưới nhiệt độ cháy nên ngọn nến sẽ tắt.

Câu 38 :

Tại sao khi gió thổi mạnh vào đống lửa to thì nó càng cháy mạnh?

  • A.

    Gió làm cho đống lửa cháy mạnh hơn.

  • B.

    Gió cung cấp thêm oxygen nên đống lửa cháy mạnh hơn.

  • C.

    Gió thổi to làm tăng nhiệt độ của đống lửa khiến nó cháy mạnh hơn.

  • D.

    Tất cả các đáp án đều sai.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi thổi vào đống lửa to, gió cung cấp thêm nhiều oxygen nên đống lửa sẽ cháy mạnh hơn.

Câu 39 :

Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?

  • A.

    Phơi củi cho thật khô.

  • B.

    Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy.

  • C.

    Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt.

  • D.

    Chẻ nhỏ củi.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Để củi dễ cháy, không nên xếp củi chồng lên nhau.

Câu 40 :

Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hoá thạch?

  • A.

    Than đá.

  • B.

    Dầu mỏ.

  • C.

    Khí tự nhiên.

  • D.

    Ethanol.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nhiên liệu hóa thạch là các loại nhiên liệu chứa hàm lượng lớn carbon và hydrocarbon, được tạo thành bởi quá trình phân hủy kị khí của các loài sinh vật chết bị chôn vùi khoảng hơn 300 triệu năm => Ethanol không phải là nhiên liệu hóa thạch.

Câu 41 :

Thế nào là nhiên liệu?

  • A.

    Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo.

  • B.

    Nhiên liệu là những chất được oxi hoá để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể sống.

  • C.

    Nhiên liệu là những vật liệu dùng trong quá trình xây dựng.

  • D.

    Nhiên liệu là những chất cháy được dùng để cung cấp năng lượng dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nhiên liệu là những chất cháy được dùng để cung cấp năng lượng dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người.


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm KHTN 6 bài 8 các thể của chất chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 8 một số tính chất của chất chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 8 sự chuyển thể của chất chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 8 sự đa dạng của chất chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 11 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 12 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 13 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 14 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 15 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 15 dung dịch chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 16 chân trời sáng tạo có đáp án