Trắc nghiệm KHTN 6 bài 42 chân trời sáng tạo có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 - Chân trời sáng tạo có đáp án Bài tập trắc nghiệm Chủ đề 10. Năng lượng và cuộc sống


Trắc nghiệm Bài 42. Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng - Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Phát biểu nào sau đây đúng? Khi quạt điện hoạt động,

  • A.

    phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành nhiệt năng

  • B.

    phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành thế năng

  • C.

    phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng lớn hơn phần năng lượng ban đầu cung cấp cho quạt.

  • D.

    phần năng lượng hao hụt đi biến đổi thành dạng năng lượng khác.

Câu 2 :

Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa:

  • A.

    cơ năng thành điện năng

  • B.

    điện năng thành hóa năng

  • C.

    nhiệt năng thành điện năng

  • D.

    điện năng thành cơ năng

Câu 3 :

Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì:

  • A.

    quả bóng bị Trái Đất hút

  • B.

    quả bóng đã bị biến dạng

  • C.

    thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng

  • D.

    một phần cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng

Câu 4 :

Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng?

  • A.

    Máy quạt

  • B.

    Bàn là điện

  • C.

    Máy khoan

  • D.

    Máy bơm nước

Câu 5 :

Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng

  • A.

    luôn được bảo toàn

  • B.

    luôn tăng thêm

  • C.

    luôn bị hao hụt

  • D.

    tăng giảm liên tục

Câu 6 :

Khi phơi thóc, hạt thóc nhận năng lượng từ đâu để có thể khô được?

  • A.

    Sân phơi

  • B.

    Mặt trời

  • C.

    Mặt đất

  • D.

    Cả A và C đều đúng

Câu 7 :

Khi đèn đường được thắp sáng, dạng năng lượng nào đã chuyển thành quang năng?

  • A.

    Nhiệt năng

  • B.

    Quang năng

  • C.

    Điện năng

  • D.

    Cơ năng

Câu 8 :

Quan sát hình vẽ và cho biết khi bóng đèn sợi đốt đang sáng, dạng năng lượng nào là có ích, dạng năng lượng nào là hao phí?

  • A.

    Điện năng là có ích và nhiệt năng là hao phí.

  • B.

    Quang năng là có ích và nhiệt năng là hao phí.

  • C.

    Nhiệt năng là có ích và quang năng là hao phí.

  • D.

    Quang năng là có ích và điện năng là hao phí.

Câu 9 :

Hình vẽ dưới đây mô tả chuyển động của viên bi trên máng cong. Chọn đáp án sai?

  • A.

    Khi viên bi chuyển động từ vị trí A sang vị trí B thì vận tốc tăng dần

  • B.

    Động năng của viên bi có giá trị lớn nhất tại vị trí B

  • C.

    Động năng của viên bi có giá trị lớn nhất tại vị trí C

  • D.

    Khi viên bi chuyển động từ vị trí B sang vị trí C thì động năng giảm dần.

Câu 10 :

Hình vẽ dưới đây mô tả chuyển động của viên bi trên máng cong. Chọn đáp án đúng?

  • A.

    Khi viên bi chuyển động từ A đến B thì thế năng tăng dần, động năng giảm dần

  • B.

    Khi viên bi chuyển động từ B đến C thì thế năng tăng dần, động năng giảm dần

  • C.

    Khi viên bi chuyển động từ B đến C thì động năng tăng dần, thế năng giảm dần

  • D.

    Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 11 :

Hoạt động nào sau đây là sử dụng năng lượng không hiệu quả?

  • A.

    Khi không sử dụng các tiết bị như máy tính, ti vi,… nên để ở chế độ chờ.

  • B.

    Sử dụng điện mặt trời trong trường học

  • C.

    Sử dụng bóng đèn dây tóc thay vì bóng đèn LED

  • D.

    Cả A và C đều đúng

Câu 12 :

Chọn đáp án sai?

Biện pháp nào dưới đây gây lãng phí năng lượng trong trường học?

  • A.

    Trong giờ thể dục giữa giờ, quạt trần, bóng điện trong lớp vẫn hoạt động.

  • B.

    Sử dụng nước uống để giặt khăn lau, rửa tay,…

  • C.

    Tắt các thiết bị điện khi ra về.

  • D.

    Cả A và B đều đúng.

Câu 13 :

Những biện pháp dưới đây:

a) Sử dụng ánh nắng mặt trời để làm khô quần áo ướt thay vì dùng máy sấy khô quần áo.

b) Dùng đèn LED để thắp sáng thay thế đèn huỳnh quang hoặc đèn sợi đốt.

c) Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày.

d) Bật tivi xem cả ngày.

e) Tắt vòi nước trong khi đánh răng

g) Đổ thật nhiều nước khi luộc thực phẩm

Biện pháp nào giúp tiết kiệm năng lượng?

  • A.

    a, b, c, d

  • B.

    a, b, c

  • C.

    a, b, c, g

  • D.

    a, b, c, e

Câu 14 :

Hoạt động nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng trong gia đình?

  • A.

    Ra khỏi phòng quá 10 phút không tắt điện

  • B.

    Bật tất cả các bóng đèn trong phòng khi ngồi ở bàn học

  • C.

    Bật bình nóng lạnh thật lâu trước khi tắm

  • D.

    Dùng ánh sáng tự nhiên và không bật đèn khi ngồi học cạnh cửa sổ

Câu 15 :

Cách sử dụng đèn thắp sáng nào dưới đây không tiết kiệm điện năng?

  • A.

    Bật đèn cả khi phòng có đủ ánh sáng tự nhiên chiếu vào

  • B.

    Tắt đèn khi ra khỏi phòng quá 15 phút

  • C.

    Dùng bóng đèn compact thay cho bóng đèn dây tóc

  • D.

    Chỉ bật bóng đèn đủ sáng gần nơi sử dụng

Câu 16 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng.

  • A.

    Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác

  • B.

    Năng lượng không tự sinh ra và tự mất đi mà có thể truyền từ vật này sang vật khác

  • C.

    Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác

  • D.

    Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác

Câu 17 :

Một quả bóng cao su rơi từ vị trí A xuống mặt đất, rồi lại nảy lên nhưng chỉ lên tới điểm B (hình vẽ). Bỏ qua sức cản của không khí. Tại sao quả bóng không lên tới điểm A?

  • A.

    Vì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành năng lượng nhiệt và năng lượng âm.

  • B.

    Vì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành năng lượng nhiệt.

  • C.

    Vì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành và năng lượng âm.

  • D.

    Cả 3 đáp án trên đều sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Phát biểu nào sau đây đúng? Khi quạt điện hoạt động,

  • A.

    phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành nhiệt năng

  • B.

    phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành thế năng

  • C.

    phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng lớn hơn phần năng lượng ban đầu cung cấp cho quạt.

  • D.

    phần năng lượng hao hụt đi biến đổi thành dạng năng lượng khác.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi năng lượng truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác luôn xuất hiện năng lượng hao phí.

Câu 2 :

Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa:

  • A.

    cơ năng thành điện năng

  • B.

    điện năng thành hóa năng

  • C.

    nhiệt năng thành điện năng

  • D.

    điện năng thành cơ năng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa điện năng thành cơ năng.

Câu 3 :

Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì:

  • A.

    quả bóng bị Trái Đất hút

  • B.

    quả bóng đã bị biến dạng

  • C.

    thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng

  • D.

    một phần cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì một phần cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng.

Câu 4 :

Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng?

  • A.

    Máy quạt

  • B.

    Bàn là điện

  • C.

    Máy khoan

  • D.

    Máy bơm nước

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thiết bị chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng là bàn là điện.

Câu 5 :

Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng

  • A.

    luôn được bảo toàn

  • B.

    luôn tăng thêm

  • C.

    luôn bị hao hụt

  • D.

    tăng giảm liên tục

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng luôn bị hao hụt do có sự xuất hiện của năng lượng hao phí.

Câu 6 :

Khi phơi thóc, hạt thóc nhận năng lượng từ đâu để có thể khô được?

  • A.

    Sân phơi

  • B.

    Mặt trời

  • C.

    Mặt đất

  • D.

    Cả A và C đều đúng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi phơi thóc, hạt thóc nhận năng lượng từ mặt trời để có thể khô được.

Câu 7 :

Khi đèn đường được thắp sáng, dạng năng lượng nào đã chuyển thành quang năng?

  • A.

    Nhiệt năng

  • B.

    Quang năng

  • C.

    Điện năng

  • D.

    Cơ năng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi đèn đường được thắp sáng, dạng năng lượng điện năng đã chuyển thành quang năng.

Câu 8 :

Quan sát hình vẽ và cho biết khi bóng đèn sợi đốt đang sáng, dạng năng lượng nào là có ích, dạng năng lượng nào là hao phí?

  • A.

    Điện năng là có ích và nhiệt năng là hao phí.

  • B.

    Quang năng là có ích và nhiệt năng là hao phí.

  • C.

    Nhiệt năng là có ích và quang năng là hao phí.

  • D.

    Quang năng là có ích và điện năng là hao phí.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi bóng đèn sợi đốt sáng, điện năng đã chuyển hóa thành quang năng và nhiệt năng.

Quang năng là có ích và nhiệt năng là hao phí.

Câu 9 :

Hình vẽ dưới đây mô tả chuyển động của viên bi trên máng cong. Chọn đáp án sai?

  • A.

    Khi viên bi chuyển động từ vị trí A sang vị trí B thì vận tốc tăng dần

  • B.

    Động năng của viên bi có giá trị lớn nhất tại vị trí B

  • C.

    Động năng của viên bi có giá trị lớn nhất tại vị trí C

  • D.

    Khi viên bi chuyển động từ vị trí B sang vị trí C thì động năng giảm dần.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Khi viên bi chuyển động từ vị trí A sang vị trí B thì vận tốc tăng dần và đạt giá trị lớn nhất tại B, cũng là vị trí động năng của nó lớn nhất.

- Khi viên bi chuyển từ vị trí B sang vị trí C, tức là độ cao của nó tăng dần nên thế năng của viên bi cũng tăng dần, nhưng đồng thời vận tốc giảm dần nên động năng của nó ở vị trí C giảm dần.

Câu 10 :

Hình vẽ dưới đây mô tả chuyển động của viên bi trên máng cong. Chọn đáp án đúng?

  • A.

    Khi viên bi chuyển động từ A đến B thì thế năng tăng dần, động năng giảm dần

  • B.

    Khi viên bi chuyển động từ B đến C thì thế năng tăng dần, động năng giảm dần

  • C.

    Khi viên bi chuyển động từ B đến C thì động năng tăng dần, thế năng giảm dần

  • D.

    Cả ba đáp án trên đều đúng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Khi viên bi chuyển động từ A đến B thì:

+ Độ cao giảm dần => thế năng giảm dần

+ Vận tốc tăng dần => động năng tăng dần.

Vậy khi viên bi chuyển động từ A đến B thì động năng tăng dần, thế năng giảm dần => A sai.

- Khi viên bi chuyển động từ B đến C thì:

+ Độ cao tăng dần => thế năng tăng dần.

+ Vận tốc giảm dần => động năng giảm dần.

Vậy khi viên bi chuyển động từ B đến C thì thế năng tăng dần, động năng giảm dần => B đúng, C sai.

Câu 11 :

Hoạt động nào sau đây là sử dụng năng lượng không hiệu quả?

  • A.

    Khi không sử dụng các tiết bị như máy tính, ti vi,… nên để ở chế độ chờ.

  • B.

    Sử dụng điện mặt trời trong trường học

  • C.

    Sử dụng bóng đèn dây tóc thay vì bóng đèn LED

  • D.

    Cả A và C đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Khi không sử dụng các tiết bị như máy tính, ti vi,… nên tắt các thiết bị chứ không phải để ở chế độ chờ.

- Sử dụng điện mặt trời trong trường học giúp tiết kiệm năng lượng.

- Sử dụng bóng đèn dây tóc thay vì bóng đèn LED là không tiết kiệm năng lượng.

Câu 12 :

Chọn đáp án sai?

Biện pháp nào dưới đây gây lãng phí năng lượng trong trường học?

  • A.

    Trong giờ thể dục giữa giờ, quạt trần, bóng điện trong lớp vẫn hoạt động.

  • B.

    Sử dụng nước uống để giặt khăn lau, rửa tay,…

  • C.

    Tắt các thiết bị điện khi ra về.

  • D.

    Cả A và B đều đúng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Trong giờ thể dục giữa giờ, quạt trần, bóng điện trong lớp vẫn hoạt động => lãng phí điện năng.

- Sử dụng nước uống để giặt khăn lau, rửa tay,… => lãng phí nước.

- Tắt các thiết bị điện trước khi ra về => tiết kiệm điện năng.

Câu 13 :

Những biện pháp dưới đây:

a) Sử dụng ánh nắng mặt trời để làm khô quần áo ướt thay vì dùng máy sấy khô quần áo.

b) Dùng đèn LED để thắp sáng thay thế đèn huỳnh quang hoặc đèn sợi đốt.

c) Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày.

d) Bật tivi xem cả ngày.

e) Tắt vòi nước trong khi đánh răng

g) Đổ thật nhiều nước khi luộc thực phẩm

Biện pháp nào giúp tiết kiệm năng lượng?

  • A.

    a, b, c, d

  • B.

    a, b, c

  • C.

    a, b, c, g

  • D.

    a, b, c, e

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Những biện pháp giúp tiết kiệm năng lượng là:

- Sử dụng ánh nắng mặt trời để làm khô quần áo ướt thay vì dùng máy sấy khô quần áo.

- Dùng đèn LED để thắp sáng thay thế đèn huỳnh quang hoặc đèn sợi đốt vì hiệu quả thắp sáng của nó cao, năng lượng tỏa ra ít => giúp tiết kiệm điện năng.

- Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày.

- Tắt vòi nước trong khi đánh răng

Câu 14 :

Hoạt động nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng trong gia đình?

  • A.

    Ra khỏi phòng quá 10 phút không tắt điện

  • B.

    Bật tất cả các bóng đèn trong phòng khi ngồi ở bàn học

  • C.

    Bật bình nóng lạnh thật lâu trước khi tắm

  • D.

    Dùng ánh sáng tự nhiên và không bật đèn khi ngồi học cạnh cửa sổ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hoạt động giúp tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình là: Dùng ánh sáng tự nhiên và không bật đèn khi ngồi học cạnh cửa sổ.

Câu 15 :

Cách sử dụng đèn thắp sáng nào dưới đây không tiết kiệm điện năng?

  • A.

    Bật đèn cả khi phòng có đủ ánh sáng tự nhiên chiếu vào

  • B.

    Tắt đèn khi ra khỏi phòng quá 15 phút

  • C.

    Dùng bóng đèn compact thay cho bóng đèn dây tóc

  • D.

    Chỉ bật bóng đèn đủ sáng gần nơi sử dụng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bật đèn cả khi phòng có đủ ánh sáng tự nhiên chiếu vào là lãng phí, không tiết kiệm năng lượng.

Câu 16 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng.

  • A.

    Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác

  • B.

    Năng lượng không tự sinh ra và tự mất đi mà có thể truyền từ vật này sang vật khác

  • C.

    Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác

  • D.

    Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Định luật bảo toàn năng lượng:

Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác

Câu 17 :

Một quả bóng cao su rơi từ vị trí A xuống mặt đất, rồi lại nảy lên nhưng chỉ lên tới điểm B (hình vẽ). Bỏ qua sức cản của không khí. Tại sao quả bóng không lên tới điểm A?

  • A.

    Vì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành năng lượng nhiệt và năng lượng âm.

  • B.

    Vì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành năng lượng nhiệt.

  • C.

    Vì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành và năng lượng âm.

  • D.

    Cả 3 đáp án trên đều sai

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng định luật bảo toàn năng lượng.

Lời giải chi tiết :

Theo định luật bảo toàn năng lượng thì năng lượng đã chuyểnhóa từ dạng này sang dạng khác. Ở trường hợp này thì khi va chạm với mặt đất một phần năng lượng của nó đã chuyển hóa thành năng lượng nhiệt và năng lượng âm. Vì vậy mà quả bóng không lên được điểm A ban đầu.


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm KHTN 6 bài 37 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 38 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 39 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 40 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 41 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 42 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 43 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 44 chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm KHTN 6 bài 45 chân trời sáng tạo có đáp án