Trắc nghiệm Bài 18. Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật - Sinh 10 Cánh diều
Đề bài
Trong bình nuôi cấy nấm men rượu ban đầu có số lượng 4×102 tế bào, thời gian thế hệ (g) là 120 phút.Vậy số lượng tế bào trong quần thể nấm men rượu sau 24 giờ là
-
A.
1232400
-
B.
1228400
-
C.
1638400
-
D.
1632400
- Các đặc điểm chính của vi sinh vật bao gồm: Có kích thước nhỏ; Phần lớn có cấu tạo đơn bào; Sinh trưởng nhanh.
-
A.
128
-
B.
64
-
C.
24
-
D.
16
Nhân tố sinh trưởng là tất cả các chất
-
A.
Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật
-
B.
Không cần cho sự sinh trưởng của sinh vật
-
C.
Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng tự tổng hợp được
-
D.
Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà một số chúng không tự tổng hợp được
Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, sự phát triển của quần thể vi khuẩn được biểu diễn bằng:
-
A.
Đường thẳng
-
B.
Đường tròn
-
C.
Đường cong
-
D.
Đường lượn sóng (hình sin)
Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về “nhân tố sinh trưởng”?
-
A.
Nhân tố sinh trưởng là những chất hữu cơ có hàm lượng thấp nhưng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật, chỉ có chúng mới tổng hợp được.
-
B.
Mọi vi sinh vật đều không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng
-
C.
Có những vi sinh vật vẫn tự tổng hợp được các nhân tố ấy.
-
D.
Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để bù đắp lượng thiếu đó.
Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của quần thể đạt cực đại ở pha nào?
-
A.
Pha lũy thừa
-
B.
Pha tiềm phát
-
C.
Pha cân bằng
-
D.
Pha suy vong
Vì sao vi khuẩn sinh trưởng nhanh với tốc độ lớn nhất và không đổi trong pha lũy thừa ở nuôi cấy không liên tục?
-
A.
Vì chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục
-
B.
Vì con người không lấy ra dịch nuôi cấy.
-
C.
Vì số lượng vi khuẩn sinh ra nhiều hơn số lượng vi khuẩn chết đi
-
D.
Vì vi khuẩn đã làm quen được môi trường, nguồn dinh dưỡng trong môi trường còn nhiều.
Đâu là các chất hóa học gây ức chế đến quá trình sinh trưởng của vi sinh vật?
-
A.
Nitơ, lưu huỳnh, photpho.
-
B.
Rượu, các hợp chất kim loại nặng (kẽm, magie,…), các chất kháng sinh.
-
C.
Phenol, lipit, protein.
-
D.
Iot, cacbonic, oxi.
Phát biểu không đúng khi nói về sinh sản của vi sinh vật nhân thực là:
-
A.
bản chất của sinh sản vô tính là quá trình nguyên phân
-
B.
chồi con có thể sống đính liền với cơ thể mẹ trong hình thức nảy chồi.
-
C.
tảo đơn bào có thể vừa sinh sản vô tính, vừa sinh sản hữu tính
-
D.
trùng roi sinh sản bằng bào tử trần
Trong nuôi cấy không liên tục, tỉ lệ cá thể tử vong cao hơn tỉ lệ cá thể sinh ra ở pha:
-
A.
pha cân bằng
-
B.
pha tiềm phát
-
C.
pha lũy thừa
-
D.
pha suy vong
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các hình thức sinh sản của vi sinh vật?
-
A.
Ở những loài vi sinh vật nhân sơ, chỉ có hình thức sinh sản bằng bào tử hữu tính
-
B.
Có sự hình thành eo thẳt ở hình thức phân đôi của vi sinh vật
-
C.
Ở hình thức nảy chồi, chồi con bắt buộc phải tách ra khỏi cơ thể mẹ khi đã trưởng thành
-
D.
Hình thành bào tử vô tính có ở xạ khuẩn
Tùy vào tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật trong các điều kiện nhiệt độ khác nhau, người ta chia vi sinh vật thành:
-
A.
2 nhóm
-
B.
4 nhóm
-
C.
3 nhóm
-
D.
5 nhóm
Dựa vào tốc độ sinh trưởng trong các điều kiện pH khác nhau, người ta chia vi sinh vật thành:
-
A.
2 nhóm
-
B.
3 nhóm
-
C.
4 nhóm
-
D.
5 nhóm
Lời giải và đáp án
Trong bình nuôi cấy nấm men rượu ban đầu có số lượng 4×102 tế bào, thời gian thế hệ (g) là 120 phút.Vậy số lượng tế bào trong quần thể nấm men rượu sau 24 giờ là
-
A.
1232400
-
B.
1228400
-
C.
1638400
-
D.
1632400
Đáp án : C
Trong 24h, số lần phân bào là: 24 ×60 : 120 = 12
Số tế bào của quần thể sau 24h là: 4.10 2 × 2 12 = 1638400
- Các đặc điểm chính của vi sinh vật bao gồm: Có kích thước nhỏ; Phần lớn có cấu tạo đơn bào; Sinh trưởng nhanh.
-
A.
128
-
B.
64
-
C.
24
-
D.
16
Đáp án : B
Trong 1h số lần phân chia là: 60: 20 = 3 (1h = 60 phút)
8 tế bào vi khuẩn phân chia 3 lần liên tiếp tạo 8×2 3 = 64 tế bào con.
Nhân tố sinh trưởng là tất cả các chất
-
A.
Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật
-
B.
Không cần cho sự sinh trưởng của sinh vật
-
C.
Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng tự tổng hợp được
-
D.
Cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà một số chúng không tự tổng hợp được
Đáp án : D
Nhân tố sinh trưởng là chất dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng của VSV với một lượng nhỏ nhưng một số chúng không tự tổng hợp được.
Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, sự phát triển của quần thể vi khuẩn được biểu diễn bằng:
-
A.
Đường thẳng
-
B.
Đường tròn
-
C.
Đường cong
-
D.
Đường lượn sóng (hình sin)
Đáp án : C
Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, sự phát triển của quần thể vi khuẩn trải qua 4 pha: Pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng và pha suy vong.
Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về “nhân tố sinh trưởng”?
-
A.
Nhân tố sinh trưởng là những chất hữu cơ có hàm lượng thấp nhưng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật, chỉ có chúng mới tổng hợp được.
-
B.
Mọi vi sinh vật đều không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng
-
C.
Có những vi sinh vật vẫn tự tổng hợp được các nhân tố ấy.
-
D.
Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để bù đắp lượng thiếu đó.
Đáp án : C
Nhân tố sinh trưởng là những chất hữu cơ (axit amin, vitamin,…) có hàm lượng thấp nhưng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật, nhưng chúng không thể tự tổng hợp từ các chất vô cơ. Có một số loại vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng (gọi là sinh vật nguyên dưỡng).
Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của quần thể đạt cực đại ở pha nào?
-
A.
Pha lũy thừa
-
B.
Pha tiềm phát
-
C.
Pha cân bằng
-
D.
Pha suy vong
Đáp án : A
Pha lũy thừa (pha log-pha cấp số): vi sinh vật phân chia mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa và đạt đến cực đại.
Vì sao vi khuẩn sinh trưởng nhanh với tốc độ lớn nhất và không đổi trong pha lũy thừa ở nuôi cấy không liên tục?
-
A.
Vì chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục
-
B.
Vì con người không lấy ra dịch nuôi cấy.
-
C.
Vì số lượng vi khuẩn sinh ra nhiều hơn số lượng vi khuẩn chết đi
-
D.
Vì vi khuẩn đã làm quen được môi trường, nguồn dinh dưỡng trong môi trường còn nhiều.
Đáp án : D
- Sau pha tiềm phát, vi khuẩn đã làm quen được với môi trường nuôi cấy, enzyme đã được hình thành, vi khuẩn đã sẵn sàng cho quá trình phân chia.
- Nguồn dinh dưỡng trong môi trường còn nhiều, đảm bảo cho quá trình sinh trưởng của vi khuẩn.
- Vi khuẩn phân chia nhanh theo hình thức phân đôi. Do đó, trong pha lũy thừa, vi khuẩn sinh trưởng nhanh với tốc độ lớn nhất và không đổi.
Đâu là các chất hóa học gây ức chế đến quá trình sinh trưởng của vi sinh vật?
-
A.
Nitơ, lưu huỳnh, photpho.
-
B.
Rượu, các hợp chất kim loại nặng (kẽm, magie,…), các chất kháng sinh.
-
C.
Phenol, lipit, protein.
-
D.
Iot, cacbonic, oxi.
Đáp án : B
Các chất ức chế sinh trưởng của vi sinh vật gồm: các phenol và rượu (alcohol); các kim loại nặng (kẽm, thủy ngân...); các andehit; các chất kháng sinh; iot, rượu iot….
Phát biểu không đúng khi nói về sinh sản của vi sinh vật nhân thực là:
-
A.
bản chất của sinh sản vô tính là quá trình nguyên phân
-
B.
chồi con có thể sống đính liền với cơ thể mẹ trong hình thức nảy chồi.
-
C.
tảo đơn bào có thể vừa sinh sản vô tính, vừa sinh sản hữu tính
-
D.
trùng roi sinh sản bằng bào tử trần
Đáp án : D
Trùng roi sinh sản bằng hình thức phân đôi
Trong nuôi cấy không liên tục, tỉ lệ cá thể tử vong cao hơn tỉ lệ cá thể sinh ra ở pha:
-
A.
pha cân bằng
-
B.
pha tiềm phát
-
C.
pha lũy thừa
-
D.
pha suy vong
Đáp án : D
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các hình thức sinh sản của vi sinh vật?
-
A.
Ở những loài vi sinh vật nhân sơ, chỉ có hình thức sinh sản bằng bào tử hữu tính
-
B.
Có sự hình thành eo thẳt ở hình thức phân đôi của vi sinh vật
-
C.
Ở hình thức nảy chồi, chồi con bắt buộc phải tách ra khỏi cơ thể mẹ khi đã trưởng thành
-
D.
Hình thành bào tử vô tính có ở xạ khuẩn
Đáp án : D
Tùy vào tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật trong các điều kiện nhiệt độ khác nhau, người ta chia vi sinh vật thành:
-
A.
2 nhóm
-
B.
4 nhóm
-
C.
3 nhóm
-
D.
5 nhóm
Đáp án : B
Dựa vào tốc độ sinh trưởng trong các điều kiện pH khác nhau, người ta chia vi sinh vật thành:
-
A.
2 nhóm
-
B.
3 nhóm
-
C.
4 nhóm
-
D.
5 nhóm
Đáp án : B
Vi sinh vật được chia thành 3 nhóm: ưa axit, ưa trung tính và ưa kiềm.