Trắc nghiệm bài Mùa xuân chín - Phân tích Văn 10 Kết nối tri thức
Đề bài
Bức tranh khung cảnh mùa xuân chín được hiện lên qua những sự vật, hình ảnh nào?
-
A.
Nắng ửng vàng, gió, khói
-
B.
Nhà tranh, giàn hoa thiên lý, cỏ xanh
-
C.
Tiếng hát vô tư, trong trẻo yêu đời của những cô thôn nữ
-
D.
Tất cả những sự vật trên
Bức tranh mùa xuân chín là một bức tranh như thế nào?
-
A.
Ảm đạm hiu hắt
-
B.
Tươi mới, thanh bình, giản dị đầy sức sống
-
C.
Hùng vĩ, tráng lệ
-
D.
Rực rỡ, huy hoàng
Những từ ngữ nào trong văn bản thể hiện trạng thái “chín” của mùa xuân?
-
A.
Làn nắng ửng, khói mơ tan
-
B.
Bóng xuân sang
-
C.
Sóng cỏ xanh tươi
-
D.
Đáp án A và C
Con người trong bài thơ hiện ra qua những hình ảnh nào?
-
A.
Tiếng hát trên đồi thầm thĩ với bóng ai ngồi dưới trúc
-
B.
Người khách xa bâng khuâng trước khung cảnh mùa xuân chín
-
C.
“Chị ấy” - người con gái gánh thóc dọc bờ sông năm nào
-
D.
Tất cả các hình ảnh trên
Hình ảnh nào gắn với nhân vật trữ tình?
-
A.
Những cô gái đang cất tiếng hát trên đồi
-
B.
Người khách xa bâng khuâng trước khung cảnh mùa xuân chín
-
C.
“Chị ấy” - người con gái gánh thóc dọc bờ sông năm nào
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Hình ảnh nào là đối tượng quan sát của nhân vật trữ tình trong bài thơ?
-
A.
Những cô gái đang cất tiếng hát trên đồi
-
B.
Người khách xa bâng khuâng trước khung cảnh mùa xuân chín
-
C.
“Chị ấy” - người con gái gánh thóc dọc bờ sông năm nào
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Hình ảnh nào là hình ảnh nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình?
-
A.
Những cô gái đang cất tiếng hát trên đồi
-
B.
Người khách xa bâng khuâng trước khung cảnh mùa xuân chín
-
C.
“Chị ấy” - người con gái gánh thóc dọc bờ sông năm nào
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai khổ thơ sau là gì?
Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
-
A.
Vui tươi, hào hứng
-
B.
Bâng khuâng, buồn man mác
-
C.
Đau thương, tiếc nuối
-
D.
Háo hức, mong chờ
Từ “tiếng ca” trong “Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi” là chỉ tiếng hát của ai?
-
A.
Của những cô thôn nữ xuân xanh, trẻ trung, yêu đời
-
B.
Của nhân vật trữ tình
-
C.
Của chị gái gánh thóc bên bờ sông
-
D.
Của những con người lao động thôn quê
Hình ảnh “lấm tấm vàng” trong câu thơ “Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng” là màu vàng của?
-
A.
Nắng vàng
-
B.
Hoa thiên lý vàng
-
C.
Cả hai sự vật trên
-
D.
Không có đáp án đúng
Lời giải và đáp án
Bức tranh khung cảnh mùa xuân chín được hiện lên qua những sự vật, hình ảnh nào?
-
A.
Nắng ửng vàng, gió, khói
-
B.
Nhà tranh, giàn hoa thiên lý, cỏ xanh
-
C.
Tiếng hát vô tư, trong trẻo yêu đời của những cô thôn nữ
-
D.
Tất cả những sự vật trên
Đáp án : D
Xem lại hai khổ thơ đầu, chú ý những hình ảnh xuất hiện trong đó
Bức tranh khung cảnh mùa xuân chín được hiện lên qua những sự vật, hình ảnh: nắng ửng vàng, gió, khói, nhà tranh, giàn hoa thiên lý, cỏ xanh, tiếng hát vô tư, trong trẻo yêu đời của những cô thôn nữ.
Bức tranh mùa xuân chín là một bức tranh như thế nào?
-
A.
Ảm đạm hiu hắt
-
B.
Tươi mới, thanh bình, giản dị đầy sức sống
-
C.
Hùng vĩ, tráng lệ
-
D.
Rực rỡ, huy hoàng
Đáp án : B
Đọc kĩ bài thơ, dựa vào các hình ảnh để cảm nhận
Bức tranh mùa xuân chín là một bức tranh tươi mới, thanh bình, giản dị đầy sức sống
Những từ ngữ nào trong văn bản thể hiện trạng thái “chín” của mùa xuân?
-
A.
Làn nắng ửng, khói mơ tan
-
B.
Bóng xuân sang
-
C.
Sóng cỏ xanh tươi
-
D.
Đáp án A và C
Đáp án : D
Đọc kĩ hai khổ thơ đầu
Những từ ngữ nào trong văn bản thể hiện trạng thái “chín” của mùa xuân là “làn nắng ửng”, “khói mơ tan”, “sóng cỏ xanh tươi”,...
Con người trong bài thơ hiện ra qua những hình ảnh nào?
-
A.
Tiếng hát trên đồi thầm thĩ với bóng ai ngồi dưới trúc
-
B.
Người khách xa bâng khuâng trước khung cảnh mùa xuân chín
-
C.
“Chị ấy” - người con gái gánh thóc dọc bờ sông năm nào
-
D.
Tất cả các hình ảnh trên
Đáp án : D
Xem lại và chú ý hình ảnh xuất hiện trong 2 khổ thơ cuối
Hình ảnh con người trong bài thơ được gợi lên qua những chi tiết sau:
- Tiếng hát trên đồi thầm thĩ với bóng ai ngồi dưới trúc
- Người khách xa bâng khuâng trước khung cảnh mùa xuân chín
- “Chị ấy” - người con gái gánh thóc dọc bờ sông năm nào
Hình ảnh nào gắn với nhân vật trữ tình?
-
A.
Những cô gái đang cất tiếng hát trên đồi
-
B.
Người khách xa bâng khuâng trước khung cảnh mùa xuân chín
-
C.
“Chị ấy” - người con gái gánh thóc dọc bờ sông năm nào
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : B
Xem lại bài thơ
Hình ảnh gắn với nhân vật trữ tình là người khách xa bâng khuâng trước khung cảnh mùa xuân chín
Hình ảnh nào là đối tượng quan sát của nhân vật trữ tình trong bài thơ?
-
A.
Những cô gái đang cất tiếng hát trên đồi
-
B.
Người khách xa bâng khuâng trước khung cảnh mùa xuân chín
-
C.
“Chị ấy” - người con gái gánh thóc dọc bờ sông năm nào
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : A
Xem lại bài thơ, chú ý hình ảnh được tác giả miêu tả
Những cô gái đang cất tiếng hát trên đồi là hình ảnh trong đối tượng quan sát của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Hình ảnh nào là hình ảnh nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình?
-
A.
Những cô gái đang cất tiếng hát trên đồi
-
B.
Người khách xa bâng khuâng trước khung cảnh mùa xuân chín
-
C.
“Chị ấy” - người con gái gánh thóc dọc bờ sông năm nào
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : C
Xem lại bài thơ, chú ý hình ảnh được tác giả miêu tả
“Chị ấy” - người con gái gánh thóc dọc bờ sông năm nào là hình ảnh nằm trong tâm tưởng của tác giả
Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai khổ thơ sau là gì?
Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
-
A.
Vui tươi, hào hứng
-
B.
Bâng khuâng, buồn man mác
-
C.
Đau thương, tiếc nuối
-
D.
Háo hức, mong chờ
Đáp án : B
Đọc kĩ đoạn thơ, chú ý hình ảnh gắn với nhân vật trữ tình và hình ảnh trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình để suy đoán tâm trạng.
Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai khổ thơ sau là bâng khuâng, buồn man mác
Từ “tiếng ca” trong “Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi” là chỉ tiếng hát của ai?
-
A.
Của những cô thôn nữ xuân xanh, trẻ trung, yêu đời
-
B.
Của nhân vật trữ tình
-
C.
Của chị gái gánh thóc bên bờ sông
-
D.
Của những con người lao động thôn quê
Đáp án : A
Xem lại bài thơ
Từ “tiếng ca” trong “Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi” là chỉ tiếng hát của những cô gái thôn nữ xuân xanh, trẻ trung, yêu đời
Hình ảnh “lấm tấm vàng” trong câu thơ “Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng” là màu vàng của?
-
A.
Nắng vàng
-
B.
Hoa thiên lý vàng
-
C.
Cả hai sự vật trên
-
D.
Không có đáp án đúng
Đáp án : C
Xem lại khổ thơ đầu tiên
Hình ảnh “lấm tấm vàng” trong câu thơ “Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng” có thể được hiểu là màu vàng nắng hoặc của hoa thiên lý trên mái nhà.