Trắc nghiệm Tác phẩm Bài ca ngất ngưởng Văn 11 Kết nối tri thức
Đề bài
Bài thơ Bài ca ngất ngưởng được ra đời trong hoàn cảnh nào?
-
A.
Sáng tác sau 1848, khi Nguyễn Công Trứ đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn hạ
-
B.
Sáng tác trước 1848, khi Nguyễn Công Trứ đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn hạ
-
C.
Sáng tác trước năm 1848, khi Nguyễn Công Trứ đang làm quan cho triều đình
-
D.
Sáng tác sau năm 1848, khi Nguyễn Công Trứ đang làm quan cho triều đình
Từ “ngất ngưởng” được lặp lại bao nhiêu lần?
-
A.
2
-
B.
3
-
C.
4
-
D.
5
Theo em, từ “ngất ngưởng” trong bài thơ được hiểu như thế nào
-
A.
Nguyễn Công Trứ giữ chức quan cao, vì vậy ông sợ ngồi không vững
-
B.
Chỉ cách sống vượt lên trên những khuôn mẫu gò bó. Thể hiện tính cách, thái độ, cách sống ngang tàng của Nguyễn Công Trứ
-
C.
Nguyễn Công Trứ làm bài thơ này khi ngồi trên núi cao chênh vênh
-
D.
Chỉ cách sống không quan tâm đến các quy chuẩn đạo đức
Câu thơ “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” được hiểu là:
-
A.
Tuyên bố xa lánh vòng danh lợi
-
B.
Sự kiêu hãnh của một đấng nam nhi sống trong trời đất
-
C.
Thể hiện quan niệm cao đẹp của một nhà Nho chân chính về bổn phận, nghĩa vụ của mình đối với cuộc đời, với dân, với nước
-
D.
Thái độ bàng quan về trách nhiệm với đất nước
Ông Hi Văn trong câu thơ “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” là ai?
-
A.
Nguyễn Công Trứ
-
B.
Cao Bá Quát
-
C.
Nguyễn Khuyến
-
D.
Nguyễn Đình Chiểu
Câu thơ “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
-
A.
Nhân hóa
-
B.
Hoán dụ
-
C.
Nói tránh
-
D.
Ẩn dụ
Nguyễn Công Trứ đã khoe những danh vị gì mà ông đạt được?
-
A.
Thủ khoa
-
B.
Tham tán
-
C.
Tổng đốc Dương
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Câu thơ “Đô môn giải tổ chi niên” được hiểu như thế nào?
-
A.
Năm ở kinh đô cởi trả ấn để về hưu
-
B.
Tâm trạng nhẹ nhõm, khoan khoái của tác giả khi được thoát khỏi chốn quan trường
-
C.
Tác giả cởi trả ấn ở kinh đô để về làm quan ở quê nhà
-
D.
A và B
Những biểu hiện của sở thích khác thường, trái khoáy trong mười câu thơ tiếp theo là gì?
-
A.
Cưỡi bò đeo nhạc ngựa
-
B.
Đi chùa có gót tiên theo sau
-
C.
Uống rượu, ca hát
-
D.
A và B
“Được mất dương dương người thái thượng
Khen chê phơi phới ngọn đông phong
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng
Không Phật, không Tiên, không vướng tục”
Bốn câu thơ trên bộc lộ quan niệm sống như thế nào của Nguyễn Công Trứ?
-
A.
Con người hoàn toàn có thể ngất ngưởng khi tự giải phóng mình khỏi mọi ràng buộc cả tinh thần và vật chất, đứng trên mọi sự được – mất – khen - chê
-
B.
Nguyễn Công Trứ tự tin đặt mình sánh với “thái thượng”, sống ung dung tự tại, không quan tâm đến chuyện khen chê được mất của thế gian
-
C.
Không chịu những ràng buộc khổ hạnh chốn Phật Tiên, cũng không vướng tục cõi phàm trần, sống ngất ngưởng giữa cuộc đời
-
D.
Tất cả các đáp án trên
“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”
Câu thơ gợi đến điển cố gì của Trung Quốc?
-
A.
Trái Tuân, Nhạc Phi
-
B.
Hài Kì, Phú Bật
-
C.
Phú Bật, Hàn Kì
-
D.
A và B đúng
Giá trị nội dung của bài thơ là:
-
A.
Bài thơ thể hiện rõ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ giai đoạn cuối đời, sau những trải nghiệm đắng cay của cuộc sống quan trường
-
B.
Ngất ngưởng là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống
-
C.
Thái độ coi thường danh lợi, vượt lên thói thường để sống cuộc sống tự do, tự tại
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Nghệ thuật của bài thơ Bài ca ngất ngưởng là:
-
A.
Sử dụng điển tích, điển cố
-
B.
Giọng điệu thơ hóm hỉnh, ý vị trào phúng, khoa trương
-
C.
Vận dụng thành công thể hát nói
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Lời giải và đáp án
Bài thơ Bài ca ngất ngưởng được ra đời trong hoàn cảnh nào?
-
A.
Sáng tác sau 1848, khi Nguyễn Công Trứ đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn hạ
-
B.
Sáng tác trước 1848, khi Nguyễn Công Trứ đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn hạ
-
C.
Sáng tác trước năm 1848, khi Nguyễn Công Trứ đang làm quan cho triều đình
-
D.
Sáng tác sau năm 1848, khi Nguyễn Công Trứ đang làm quan cho triều đình
Đáp án : A
Nhớ lại hoàn cảnh sáng tác bài thơ
Bài ca ngất ngưởng được sáng tác sau năm 1848, khi Nguyễn Công Trứ đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn hạ
Từ “ngất ngưởng” được lặp lại bao nhiêu lần?
-
A.
2
-
B.
3
-
C.
4
-
D.
5
Đáp án : C
Đọc kĩ bài thơ
Từ “ngất ngưởng” được lặp lại 4 lần
Theo em, từ “ngất ngưởng” trong bài thơ được hiểu như thế nào
-
A.
Nguyễn Công Trứ giữ chức quan cao, vì vậy ông sợ ngồi không vững
-
B.
Chỉ cách sống vượt lên trên những khuôn mẫu gò bó. Thể hiện tính cách, thái độ, cách sống ngang tàng của Nguyễn Công Trứ
-
C.
Nguyễn Công Trứ làm bài thơ này khi ngồi trên núi cao chênh vênh
-
D.
Chỉ cách sống không quan tâm đến các quy chuẩn đạo đức
Đáp án : B
Đọc kĩ bài thơ
Phân tích từ “ngất ngưởng”
Hiểu theo nghĩa bóng, “ngất ngưởng” là cách sống vượt lên những khuôn mẫu gò bó, thể hiện tính cách, thái độ, cách sống ngang tàng của Nguyễn Công Trứ
Câu thơ “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” được hiểu là:
-
A.
Tuyên bố xa lánh vòng danh lợi
-
B.
Sự kiêu hãnh của một đấng nam nhi sống trong trời đất
-
C.
Thể hiện quan niệm cao đẹp của một nhà Nho chân chính về bổn phận, nghĩa vụ của mình đối với cuộc đời, với dân, với nước
-
D.
Thái độ bàng quan về trách nhiệm với đất nước
Đáp án : C
Phân tích câu thơ
Bài thơ mở đầu bằng một câu chữ Hán trang trọng thể hiện quan niệm cao cả, đẹp đẽ của một nhà Nho chân chính về bổn phận, nghĩa vụ của mình với đời, với dân, với nước; bộc lộ niềm tự hào không che giấu của nhà thơ về vị trí, vai trò và cả tầm vóc của cá nhân mình trước cuộc đời
Ông Hi Văn trong câu thơ “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” là ai?
-
A.
Nguyễn Công Trứ
-
B.
Cao Bá Quát
-
C.
Nguyễn Khuyến
-
D.
Nguyễn Đình Chiểu
Đáp án : A
Phân tích câu thơ
Hi Văn là biệt hiệu của Nguyễn Công Trứ
Câu thơ “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
-
A.
Nhân hóa
-
B.
Hoán dụ
-
C.
Nói tránh
-
D.
Ẩn dụ
Đáp án : D
Nhớ lại kiến thức về biện pháp nghệ thuật
Phân tích câu thơ
“Vào lồng” là hình ảnh ẩn dụ, diễn tả cuộc đời làm quan, coi thường danh lợi của Nguyễn Công Trứ. Làm quan được xem là bị giam hãm trong lồng, mất tự do, nhưng đó là điều kiện để bộc lộ tài năng, hoài bão, trọn nghĩa vua tôi
Nguyễn Công Trứ đã khoe những danh vị gì mà ông đạt được?
-
A.
Thủ khoa
-
B.
Tham tán
-
C.
Tổng đốc Dương
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Đọc kĩ bài thơ, chú ý những danh vị được tác giả nhắc đến
Nguyễn Công Trứ khoe danh vị xã hội hơn người: thủ khoa, tham tán, Tổng đốc Dương
Câu thơ “Đô môn giải tổ chi niên” được hiểu như thế nào?
-
A.
Năm ở kinh đô cởi trả ấn để về hưu
-
B.
Tâm trạng nhẹ nhõm, khoan khoái của tác giả khi được thoát khỏi chốn quan trường
-
C.
Tác giả cởi trả ấn ở kinh đô để về làm quan ở quê nhà
-
D.
A và B
Đáp án : D
Phân tích câu thơ
“Đô môn giải tổ chi niên” được hiểu: năm ở kinh đô cởi trả ấn (của quan lại) để về hưu. Nguyễn Công Trứ là người xem nhẹ danh vọng, ông xem việc làm quan như “vào lồng”, tâm trạng sẽ nhẹ nhõm và khoan khoái khi được thoát khỏi chốn quan trường
Những biểu hiện của sở thích khác thường, trái khoáy trong mười câu thơ tiếp theo là gì?
-
A.
Cưỡi bò đeo nhạc ngựa
-
B.
Đi chùa có gót tiên theo sau
-
C.
Uống rượu, ca hát
-
D.
A và B
Đáp án : D
Đọc kĩ mười câu thơ tiếp
Chú ý những biểu hiện của sở thích khác thường, trái khoáy
Sở thích kì lạ, khác thường, thậm chí có phần bất cần, ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ:
- Cưỡi bò đeo nhạc ngựa
- Đi chùa có gót tiên theo sau
→ Những hành động đối nghịch, ngược đời, đối ngược với quan điểm nhà Nho phong kiến. Cách sống theo ý chí và sở thích cá nhân
“Được mất dương dương người thái thượng
Khen chê phơi phới ngọn đông phong
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng
Không Phật, không Tiên, không vướng tục”
Bốn câu thơ trên bộc lộ quan niệm sống như thế nào của Nguyễn Công Trứ?
-
A.
Con người hoàn toàn có thể ngất ngưởng khi tự giải phóng mình khỏi mọi ràng buộc cả tinh thần và vật chất, đứng trên mọi sự được – mất – khen - chê
-
B.
Nguyễn Công Trứ tự tin đặt mình sánh với “thái thượng”, sống ung dung tự tại, không quan tâm đến chuyện khen chê được mất của thế gian
-
C.
Không chịu những ràng buộc khổ hạnh chốn Phật Tiên, cũng không vướng tục cõi phàm trần, sống ngất ngưởng giữa cuộc đời
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Phân tích đoạn thơ
Quan niệm sống được thể hiện qua bốn câu thơ trên
- 2 câu đầu: Nguyễn Công Trứ tự tin đặt mình sánh với “thái thượng”, sống ung dung, tự tại, không quan tâm đến chuyện khen chê được mất của thế gian. Con người hoàn toàn có thể ngất ngưởng khi tự giải phóng mình khỏi mọi ràng buộc cả vật chất và tinh thần
- 2 câu sau: Không phải là Phật, không phải là tiên, không vướng tục, không thoát tục. → Sống không giống ai, sống ngất ngưởng
“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung”
Câu thơ gợi đến điển cố gì của Trung Quốc?
-
A.
Trái Tuân, Nhạc Phi
-
B.
Hài Kì, Phú Bật
-
C.
Phú Bật, Hàn Kì
-
D.
A và B đúng
Đáp án : D
Phân tích câu thơ
Hai câu thơ sử dụng điển cố: Nguyễn Công Trứ ví mình sáng ngang với những người nổi tiếng có sự nghiệp hiển hách như Trái Tuân, Nhạc Phi, Hàn Kì, Phú Bật
Giá trị nội dung của bài thơ là:
-
A.
Bài thơ thể hiện rõ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ giai đoạn cuối đời, sau những trải nghiệm đắng cay của cuộc sống quan trường
-
B.
Ngất ngưởng là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống
-
C.
Thái độ coi thường danh lợi, vượt lên thói thường để sống cuộc sống tự do, tự tại
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Đọc kĩ bài thơ
Rút ra giá trị nội dung
Giá trị nội dung:
Bài thơ thể hiện rất rõ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ giai đoạn cuối đời. Đó là thái độ coi thường danh lợi, vượt lên những thói thường để cuộc sống tự do, tự tại.
Nghệ thuật của bài thơ Bài ca ngất ngưởng là:
-
A.
Sử dụng điển tích, điển cố
-
B.
Giọng điệu thơ hóm hỉnh, ý vị trào phúng, khoa trương
-
C.
Vận dụng thành công thể hát nói
-
D.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : D
Đọc kĩ bài thơ
Rút ra giá trị nghệ thuật
Giá trị nghệ thuật:
- Vận dụng thành công thể hát nói
- Sử dụng điển tích, điển cố
- Giọng điệu thơ hóm hỉnh, ý vị trào phúng, khoa trương