Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Tôi muốn được là tôi toàn vẹn cánh diều có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Văn 11 - Cánh diều có đáp án Bài tập trắc nghiệm Bài 8: Bi kịch


Trắc nghiệm Tác phẩm Tôi muốn được là tôi toàn vẹn Văn 11 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Đoạn trích Tôi muốn được là tôi toàn vẹn thuộc cảnh bao nhiêu của vở kịch?

  • A.
    Cảnh IV
  • B.
    Cảnh V
  • C.
    Cảnh VI
  • D.
    Cảnh VII
Câu 2 :

Nguyên nhân nào khiến Trương Ba chết?

  • A.
    Do Trương Ba bị bệnh
  • B.
    Do sự tắc trách của Nam Tào
  • C.
    Do sự tắc trách của Đế Thích
  • D.
    Do người nhà hãm hại
Câu 3 :

Khi đối thoại với xác hàng thịt, hồn Trương Ba có suy nghĩ như thế nào?

  • A.
    Trương Ba cho rằng mình không thể tách rời khỏi xác hàng thịt
  • B.
    Trương Ba cho rằng mình phải chấp nhận cái thân xác “cồng kềnh, thô lỗ” của anh hàng thịt
  • C.
    Trương Ba cho rằng mình vẫn còn một đời sống nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn
  • D.
    Trương Ba cho rằng mình phải hòa nhập với xác hàng thịt để tiếp tục cuộc sống này
Câu 4 :

Trong cuộc đối thoại với xác hàng thịt, thái độ và hành động của Trương Ba có sự thay đổi như thế nào?

  • A.
    Lúc đầu giận dữ sau chuyển sang bình tĩnh, ôn hòa
  • B.
    Lúc đầu từ chối quả quyết chuyển sang chấp nhận
  • C.
    Lúc đầu từ chối quả quyết chuyển sang ấp úng, tuyệt vọng
  • D.
    Lúc đầu giễu cợt sang quả quyết, mạnh mẽ, lấn át và cuối cùng là thắng thế
Câu 5 :

Trong cuộc đối thoại với hồn Trương Ba, thái độ của xác hàng thịt như thế nào?

  • A.
    Lúc đầu giận dữ sau chuyển sang bình tĩnh, ôn hòa
  • B.
    Lúc đầu từ chối quả quyết chuyển sang chấp nhận
  • C.
    Lúc đầu từ chối quả quyết chuyển sang ấp úng, tuyệt vọng
  • D.
    Lúc đầu giễu cợt sang quả quyết, mạnh mẽ, lấn át và cuối cùng là thắng thế
Câu 6 :

Qua cuộc đối thoại giữa hồn và xác, Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm điều gì?

  • A.
    Linh hồn và thể xác là hai mặt không thể thiếu trong một con người, cả hai đều đáng trân trọng. Một cuộc sống đích thực chân chính phải có sự hài hòa giữa linh hồn và thể xác
  • B.
    Tác giả phê phán những dục vọng tầm thường, sự dung tục của con người. Mặt khác, ông vạch ra quan niệm phiến diện, xa rời thực tế khi coi thường giá trị vật chất và những nhu cầu của thể xác
  • C.
    Ủng hộ khát vọng sống thanh cao của con người. Con người cần có sự ý thức chiến thắng bản thân, chống lại nghịch cảnh số phận, chống lại sự giả tạo để bảo vệ quyền sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách
  • D.
    Tất cả các đáp án trên
Câu 7 :

Câu nói sau là của nhân vật nào trong đoạn trích?

“Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”

  • A.
    Đế Thích
  • B.
    Xác hàng thịt
  • C.
    Trương Ba
  • D.
    Cu Tị
Câu 8 :

Trong gia đình, ai là người hiểu và cảm thông với Trương Ba nhất khi ông phải sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt?

  • A.
    Chị con dâu
  • B.
    Vợ Trương Ba
  • C.
    Cháu gái
  • D.
    Anh con trai
Câu 9 :

Câu nói sau của nhân vật nào trong đoạn trích?

“Đừng vờ! Chính ông làm cu Tị khổ thêm thì có! Cu Tị nó cũng rất ghét ông! Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!”

  • A.
    Cái Gái
  • B.
    Chị con dâu
  • C.
    Vợ Trương Ba
  • D.
    Chị Lụa
Câu 10 :

Qua lớp kịch hồn Trương Ba với gia đình, nguyên nhân nào đã khiến cho người thân của Trương Ba và cả Trương Ba rơi vào bất ổn và chịu đau khổ?

  • A.
    Sự không đồng nhất, không hài hòa giữa tâm hồn và thể xác, “bên trong một nẻo” của Trương Ba
  • B.
    Trương Ba dần bị tha hóa dưới sức ảnh hưởng ghê gớm của xác thịt
  • C.
    A và B đúng
  • D.
    Đáp án khác
Câu 11 :

Sau khi đối thoại với những người trong gia đình, Trương Ba có thái độ và hành động như thế nào?

  • A.
    Đau đớn, bất lực
  • B.
    Thừa nhận sự thắng thế của xác hàng thịt nhưng không khuất phục mà quyết định không cần đến xác hàng thịt nữa
  • C.
    Thắp hương gọi Đế Thích
  • D.
    Tất cả các đáp án trên
Câu 12 :

Quan niệm của Đế Thích về ý nghĩa sự sống trong đoạn trích là:

  • A.
    Con người sống cần có sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn
  • B.
    Chỉ cần được sống là điều tốt, dù với bất cứ giá nào
  • C.
    Sống là chính mình
  • D.
    Cần phải sống có ý nghĩa
Câu 13 :

Vì sao Trương Ba không đồng ý nhập vào xác cu Tị?

  • A.
    Phải giải thích cho chị Lụa và gia đình, có khi phải sang nhà chị Lụa ở, lại tạo cơ hội cho bọn lý tưởng, trương tuần thu lợi,..
  • B.
    Tuy có cả cuộc đời trước mắt nhưng khi những người đồng trang lứa nằm xuống, Trương Ba sẽ trở nên lạc lõng, thảm hại
  • C.
    Trương Ba vẫn tiếp tục rơi vào bi kịch bên trong một đằng bên ngoài một nẻo
  • D.
    Tất cả các đáo án trên
Câu 14 :

Qua đoạn trích, tác giả Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?

  • A.
    Được sống là điều đáng quý, vì vậy chúng ta phải cố gắng sống bằng mọi giá
  • B.
    Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn
  • C.
    Con người phải luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân mình, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị cao quý
  • D.
    B và C đúng
  • A.
    Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
  • B.
    Xây dựng tình huống, xung đột kịch độc đáo, hấp dẫn
  • C.
    Đối thoại kịch đậm chất triết lý, giàu kịch tính, tạo chiều sâu ý nghĩa cho hành động kịch
  • D.
    Nghệ thuật độc thoại nội tâm giúp nhân vật bộc lộ tính cách và quan niệm về lẽ sống đúng đắn

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đoạn trích Tôi muốn được là tôi toàn vẹn thuộc cảnh bao nhiêu của vở kịch?

  • A.
    Cảnh IV
  • B.
    Cảnh V
  • C.
    Cảnh VI
  • D.
    Cảnh VII

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ phần chuẩn bị

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch

Câu 2 :

Nguyên nhân nào khiến Trương Ba chết?

  • A.
    Do Trương Ba bị bệnh
  • B.
    Do sự tắc trách của Nam Tào
  • C.
    Do sự tắc trách của Đế Thích
  • D.
    Do người nhà hãm hại

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết :

Do sự tắc trách của Nam Tào khiến Trương Ba bị chết nhầm

Câu 3 :

Khi đối thoại với xác hàng thịt, hồn Trương Ba có suy nghĩ như thế nào?

  • A.
    Trương Ba cho rằng mình không thể tách rời khỏi xác hàng thịt
  • B.
    Trương Ba cho rằng mình phải chấp nhận cái thân xác “cồng kềnh, thô lỗ” của anh hàng thịt
  • C.
    Trương Ba cho rằng mình vẫn còn một đời sống nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn
  • D.
    Trương Ba cho rằng mình phải hòa nhập với xác hàng thịt để tiếp tục cuộc sống này

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết :

Hồn Trương Ba có suy nghĩ mình vẫn còn một đời sống nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn

Câu 4 :

Trong cuộc đối thoại với xác hàng thịt, thái độ và hành động của Trương Ba có sự thay đổi như thế nào?

  • A.
    Lúc đầu giận dữ sau chuyển sang bình tĩnh, ôn hòa
  • B.
    Lúc đầu từ chối quả quyết chuyển sang chấp nhận
  • C.
    Lúc đầu từ chối quả quyết chuyển sang ấp úng, tuyệt vọng
  • D.
    Lúc đầu giễu cợt sang quả quyết, mạnh mẽ, lấn át và cuối cùng là thắng thế

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết :

Thái độ Trương Ba: từ chối quả quyết, mạnh mẽ sang ấp úng, tuyệt vọng

Câu 5 :

Trong cuộc đối thoại với hồn Trương Ba, thái độ của xác hàng thịt như thế nào?

  • A.
    Lúc đầu giận dữ sau chuyển sang bình tĩnh, ôn hòa
  • B.
    Lúc đầu từ chối quả quyết chuyển sang chấp nhận
  • C.
    Lúc đầu từ chối quả quyết chuyển sang ấp úng, tuyệt vọng
  • D.
    Lúc đầu giễu cợt sang quả quyết, mạnh mẽ, lấn át và cuối cùng là thắng thế

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết :

Thái độ xác hàng thịt: từ giễu cợt sang quả quyết, mạnh mẽ, lấn át và cuối cùng là thắng thế

Câu 6 :

Qua cuộc đối thoại giữa hồn và xác, Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm điều gì?

  • A.
    Linh hồn và thể xác là hai mặt không thể thiếu trong một con người, cả hai đều đáng trân trọng. Một cuộc sống đích thực chân chính phải có sự hài hòa giữa linh hồn và thể xác
  • B.
    Tác giả phê phán những dục vọng tầm thường, sự dung tục của con người. Mặt khác, ông vạch ra quan niệm phiến diện, xa rời thực tế khi coi thường giá trị vật chất và những nhu cầu của thể xác
  • C.
    Ủng hộ khát vọng sống thanh cao của con người. Con người cần có sự ý thức chiến thắng bản thân, chống lại nghịch cảnh số phận, chống lại sự giả tạo để bảo vệ quyền sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ cuộc hội thoại giữa hồn và xác

Rút ra thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm

Lời giải chi tiết :

Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm:

- Linh hồn và thể xác là hai mặt không thể thiếu trong một con người, cả hai đều đáng trân trọng. Một cuộc sống đích thực chân chính phải có sự hài hòa giữa linh hồn và thể xác

- Tác giả phê phán những dục vọng tầm thường, sự dung tục của con người. Mặt khác, ông vạch ra quan niệm phiến diện, xa rời thực tế khi coi thường giá trị vật chất và những nhu cầu của thể xác

- Ủng hộ khát vọng sống thanh cao của con người. Con người cần có sự ý thức chiến thắng bản thân, chống lại nghịch cảnh số phận, chống lại sự giả tạo để bảo vệ quyền sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách

Câu 7 :

Câu nói sau là của nhân vật nào trong đoạn trích?

“Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”

  • A.
    Đế Thích
  • B.
    Xác hàng thịt
  • C.
    Trương Ba
  • D.
    Cu Tị

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết :

Câu nói trên là của nhân vật hồn Trương Ba khi đối thoại với Đế Thích

Câu 8 :

Trong gia đình, ai là người hiểu và cảm thông với Trương Ba nhất khi ông phải sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt?

  • A.
    Chị con dâu
  • B.
    Vợ Trương Ba
  • C.
    Cháu gái
  • D.
    Anh con trai

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết :

Chị con dâu là người cảm thông, chia sẻ và hiểu Trương Ba nhất nhưng chị cũng đang nhận thấy sự thay đổi, lệch lạc, không còn là mình của Trương Ba

Câu 9 :

Câu nói sau của nhân vật nào trong đoạn trích?

“Đừng vờ! Chính ông làm cu Tị khổ thêm thì có! Cu Tị nó cũng rất ghét ông! Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!”

  • A.
    Cái Gái
  • B.
    Chị con dâu
  • C.
    Vợ Trương Ba
  • D.
    Chị Lụa

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết :

Câu nói trên là của cái Gái (cháu Trương Ba), thể hiện sự giận dữ, quyết liệt, nhất mực phản đối, cho rằng ông mình đã chết và thay vào đó là một Trương Ba vô cùng vụng về, thô lỗ, phũ phàng

Câu 10 :

Qua lớp kịch hồn Trương Ba với gia đình, nguyên nhân nào đã khiến cho người thân của Trương Ba và cả Trương Ba rơi vào bất ổn và chịu đau khổ?

  • A.
    Sự không đồng nhất, không hài hòa giữa tâm hồn và thể xác, “bên trong một nẻo” của Trương Ba
  • B.
    Trương Ba dần bị tha hóa dưới sức ảnh hưởng ghê gớm của xác thịt
  • C.
    A và B đúng
  • D.
    Đáp án khác

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản

Lý giải nguyên nhân gây ra nỗi đau khổ cho gia đình của Trương Ba

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân chính khiến người thân của Trương Ba và chính Trương Ba rơi vào bất ổn, đau khổ là việc “biên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, sự không đồng nhất giữa thể xác và tâm hồn ở Trương Ba gây ra nhiều phiền toái, rắc rối. Đau xót hơn là Trương Ba không còn là chính mình, ông bị tha hóa dưới sức ảnh hưởng ghê gớm của xác thịt

Câu 11 :

Sau khi đối thoại với những người trong gia đình, Trương Ba có thái độ và hành động như thế nào?

  • A.
    Đau đớn, bất lực
  • B.
    Thừa nhận sự thắng thế của xác hàng thịt nhưng không khuất phục mà quyết định không cần đến xác hàng thịt nữa
  • C.
    Thắp hương gọi Đế Thích
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản, chú ý thái độ và hành động của Trương Ba

Lời giải chi tiết :

- Thái độ và hành động của Trương Ba:

+ Đau đớn, bất lực

+ Thừa nhận sự thắng thế của xác hàng thịt nhưng không khuất phục mà quyết định không cần đến xác hàng thịt nữa

+ Nhà viết kịch đã để cho hồn Trương Ba còn lại trơ trọi một mình với nỗi đau khổ, tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, một mình với những lời độc thoại đầy chua chát và quyết liệt

→ Đây là lời độc thoại có tính chất quyết định tới hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát

Câu 12 :

Quan niệm của Đế Thích về ý nghĩa sự sống trong đoạn trích là:

  • A.
    Con người sống cần có sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn
  • B.
    Chỉ cần được sống là điều tốt, dù với bất cứ giá nào
  • C.
    Sống là chính mình
  • D.
    Cần phải sống có ý nghĩa

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản, chú ý lời thoại của Đế Thích

Lời giải chi tiết :

Quan niệm của Đế Thích về ý nghĩa sự sống: Cuộc sống là điều quý giá, phải sống với bất cứ giá nào

Câu 13 :

Vì sao Trương Ba không đồng ý nhập vào xác cu Tị?

  • A.
    Phải giải thích cho chị Lụa và gia đình, có khi phải sang nhà chị Lụa ở, lại tạo cơ hội cho bọn lý tưởng, trương tuần thu lợi,..
  • B.
    Tuy có cả cuộc đời trước mắt nhưng khi những người đồng trang lứa nằm xuống, Trương Ba sẽ trở nên lạc lõng, thảm hại
  • C.
    Trương Ba vẫn tiếp tục rơi vào bi kịch bên trong một đằng bên ngoài một nẻo
  • D.
    Tất cả các đáo án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ phần cuối

Chú ý lời thoại của nhân vật Trương Ba

Lời giải chi tiết :

Trương Ba từ chối nhập và xác cu Tị vì:

- Việc này sẽ dẫn đến hàng loạt những phiền phức, rắc rối như việc Trương Ba đã nhập vào xác hàng thịt (phải giải thích cho chị Lụa và gia đình, có khi phải sang nhà chị Lụa ở, lại tạo cơ hội cho bọn lý tưởng, trương tuần thu lợi,..)

- Tuy có cả cuộc đời trước mắt nhưng khi những người đồng trang lứa nằm xuống, Trương Ba sẽ trở nên lạc lõng, thảm hại

- Trương Ba vẫn tiếp tục rơi vào bi kịch bên trong một đằng bên ngoài một nẻo

→ Đưa đến quyết định dứt khoát

Câu 14 :

Qua đoạn trích, tác giả Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?

  • A.
    Được sống là điều đáng quý, vì vậy chúng ta phải cố gắng sống bằng mọi giá
  • B.
    Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn
  • C.
    Con người phải luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân mình, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị cao quý
  • D.
    B và C đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản và rút ra giá trị nội dung

Lời giải chi tiết :

Thông điệp:

- Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn

- Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn

- Con người phải luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân mình, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị cao quý

  • A.
    Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
  • B.
    Xây dựng tình huống, xung đột kịch độc đáo, hấp dẫn
  • C.
    Đối thoại kịch đậm chất triết lý, giàu kịch tính, tạo chiều sâu ý nghĩa cho hành động kịch
  • D.
    Nghệ thuật độc thoại nội tâm giúp nhân vật bộc lộ tính cách và quan niệm về lẽ sống đúng đắn

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản và rút ra giá trị nghệ thuật

Lời giải chi tiết :

Giá trị nghệ thuật:

- Xây dựng tình huống, xung đột kịch độc đáo, hấp dẫn

- Đối thoại kịch đậm chất triết lý, giàu kịch tính, tạo chiều sâu ý nghĩa cho hành động kịch

- Nghệ thuật độc thoại nội tâm giúp nhân vật bộc lộ tính cách và quan niệm về lẽ sống đúng đắn


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Tầng hai cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Thề nguyền và vĩnh biệt cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Thương nhớ mùa xuân cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Tình ca ban mai cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Tôi có một ước mơ cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Tôi muốn được là tôi toàn vẹn cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Vào chùa gặp lại cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm sông Đáy cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm trái tim Đan - Kô cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Đây mùa thu tới cánh diều có đáp án