Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Thề nguyền và vĩnh biệt cánh diều có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Văn 11 - Cánh diều có đáp án Bài tập trắc nghiệm Bài 8: Bi kịch


Trắc nghiệm Tác phẩm Thề nguyền và vĩnh biệt Văn 11 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Tác phẩm Thề nguyền và vĩnh biệt được trích trong:

  • A.
    Rô – mê – ô và Giu – li - ét
  • B.
    Ham - lét
  • C.
    King Lear
  • D.
    King John
Câu 2 :

Rô – mê – ô đã hình dung về Giu – li – ét như thế nào?

  • A.
    Tựa như mặt trời
  • B.
    Tựa như Vừng đông đẹp tươi
  • C.
    Người mà chàng sùng kính, yêu thương
  • D.
    Tất cả đáp án trên
Câu 3 :

Tại sao Giu-li-ét lại nói “Chỉ có tên họ chàng là kẻ thù của em thôi.”

  • A.
    Rô – mê – ô làm điều có lỗi với họ hàng Giu – li -ét
  • B.
    Vì hai nhà có ân oán với nhau
  • C.
    Rô – mê – ô đã từng đổi tên và làm điều có lỗi với Giu – li -ét
  • D.
    Đáp án khác
Câu 4 :

Sự nguy hiểm mà Rô-mê-ô phải chịu để được gặp Giu-li-ét là gì?

  • A.
    Phải vượt tường cao
  • B.
    Nếu bị bắt sẽ bị giết chết
  • C.
    Nếu bị bắt sẽ phải vào ngục tù
  • D.
    A và B đúng
Câu 5 :

Sự tương phản giữa ánh sáng và tăm tối trong câu thoại của Rô – mê – ô cho thấy điều gì?

  • A.
    Cho thấy tương lai của hai người
  • B.
    Cho thấy sự nguy hiểm khi gặp Giu – li –ét của Rô – mê - ô
  • C.
    Cho thấy tình cảm nhung nhớ, không muốn rời xa
  • D.
    Tất cả các đáp án trên
Câu 6 :

Khi chia tay, cách cảm nhận của Rô-mê-ô và Giu-li-ét có gì giống nhau?

  • A.
    Cảm thấy càng yêu thương sâu đậm hơn
  • B.
    Có linh cảm rằng đây sẽ là lần cuối gặp nhau
  • C.
    Linh cảm có người bắt gặp
  • D.
    Tất cả các đáp án trên
Câu 7 :

Cảnh tình tự, gặp gỡ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét luôn phải diễn ra trong khoảng thời gian và không gian nào?

  • A.
    Thời gian ban đêm, không gian đông người
  • B.
    Thời gian ban ngày, không gian vắng vẻ
  • C.
    Thời gian ban đêm, không gian vắng vẻ
  • D.
    Thời gian ban ngày, không gian đông người
Câu 8 :

Cảnh thề nguyền của Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Cảnh II, Hồi hai) có thể liên tưởng đến tác phẩm nào trong văn học Việt Nam?

  • A.
    Đoạn trích Thề nguyền (trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du
  • B.
    Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương
  • C.
    Bài thơ Tự tình II của Đoàn Thị Điểm
  • D.
    Đoạn trích Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du
Câu 9 :

Đặc sắc nghệ thuật của văn bản Thề nguyền và vĩnh biệt là:

  • A.
    Nghệ thuật viết kịch độc đáo và thu hút
  • B.
    Xây dựng tình huống kịch hay và cuốn hút
  • C.
    Nhân vật khắc họa tinh tế
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tác phẩm Thề nguyền và vĩnh biệt được trích trong:

  • A.
    Rô – mê – ô và Giu – li - ét
  • B.
    Ham - lét
  • C.
    King Lear
  • D.
    King John

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tìm kiếm thông tin trong sách, báo, internet,…

Nhớ lại xuất xứ của tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm Thề nguyền và vĩnh biệt được trích trong Rô – mê – ô và Giu – li - ét

Câu 2 :

Rô – mê – ô đã hình dung về Giu – li – ét như thế nào?

  • A.
    Tựa như mặt trời
  • B.
    Tựa như Vừng đông đẹp tươi
  • C.
    Người mà chàng sùng kính, yêu thương
  • D.
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ lượt lời của Rô – mê - ô

Lời giải chi tiết :

- Hình dung:

+ Nàng Giu-li-ét là Mặt Trời.

+ Vừng Đông đẹp tươi ơi!

+ Người mà ta sùng kính, người mà ta yêu thương…

Câu 3 :

Tại sao Giu-li-ét lại nói “Chỉ có tên họ chàng là kẻ thù của em thôi.”

  • A.
    Rô – mê – ô làm điều có lỗi với họ hàng Giu – li -ét
  • B.
    Vì hai nhà có ân oán với nhau
  • C.
    Rô – mê – ô đã từng đổi tên và làm điều có lỗi với Giu – li -ét
  • D.
    Đáp án khác

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ lời nói của Giu-li-ét để hiểu lí do.

Lời giải chi tiết :

Giu-li-ét nói vậy vì hai nhà có ân oán với nhau và vì lẽ đó cho nên có thể họ sẽ không được hai bên đồng ý, sẽ bị chia cách.

Câu 4 :

Sự nguy hiểm mà Rô-mê-ô phải chịu để được gặp Giu-li-ét là gì?

  • A.
    Phải vượt tường cao
  • B.
    Nếu bị bắt sẽ bị giết chết
  • C.
    Nếu bị bắt sẽ phải vào ngục tù
  • D.
    A và B đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ lời nói của Giu-li-ét khi lo lắng cho Rô-mê-ô để chỉ ra được sự nguy hiểm

Lời giải chi tiết :

- Sự nguy hiểm:

+ Vượt tường.

+ Nếu bị bắt sẽ bị giết chết.

Câu 5 :

Sự tương phản giữa ánh sáng và tăm tối trong câu thoại của Rô – mê – ô cho thấy điều gì?

  • A.
    Cho thấy tương lai của hai người
  • B.
    Cho thấy sự nguy hiểm khi gặp Giu – li –ét của Rô – mê - ô
  • C.
    Cho thấy tình cảm nhung nhớ, không muốn rời xa
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu văn và tìm ra hình ảnh đối lập, trái ngược nhau

Lời giải chi tiết :

+ Mỗi lúc một sáng…thêm vào tăm tối.

→ Sự tương phản thể hiện việc khi trời càng sáng cũng là lúc hai người phải xa nhau, cả hai cùng nhung nhớ, lưu luyến không muốn rời xa.

Câu 6 :

Khi chia tay, cách cảm nhận của Rô-mê-ô và Giu-li-ét có gì giống nhau?

  • A.
    Cảm thấy càng yêu thương sâu đậm hơn
  • B.
    Có linh cảm rằng đây sẽ là lần cuối gặp nhau
  • C.
    Linh cảm có người bắt gặp
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ những lời đối thoại cuối và chỉ ra khi chia tay nhau vì trời đã sáng giống nhau hay khác nhau.

Lời giải chi tiết :

Cách cảm nhận giống nhau: Cùng có linh cảm rằng lần này có thể là lần cuối được gặp nhau, có thể sẽ phải chia xa. Và khi nhìn đối phương đều thấy đối phương rất nhợt nhạt mờ ảo, thể hiện tâm trạng đau buồn của cả hai.

Câu 7 :

Cảnh tình tự, gặp gỡ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét luôn phải diễn ra trong khoảng thời gian và không gian nào?

  • A.
    Thời gian ban đêm, không gian đông người
  • B.
    Thời gian ban ngày, không gian vắng vẻ
  • C.
    Thời gian ban đêm, không gian vắng vẻ
  • D.
    Thời gian ban ngày, không gian đông người

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc toàn bài và tìm ra không gian, thời gian gặp gỡ của hai nhân vật.

Lời giải chi tiết :

Cảnh tình tự, gặp gỡ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét luôn phải diễn ra trong khoảng thời gian ban đêm và trong không gian vắng vẻ chỉ có hai người họ. Vì tình yêu của họ không được sự chấp thuận của cha mẹ và dòng họ. Nếu họ bị phát hiện là gặp gỡ và yêu nhau thì sẽ bị ngăn cấm, khó mà được ra ngoài gặp được nhau.

Câu 8 :

Cảnh thề nguyền của Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Cảnh II, Hồi hai) có thể liên tưởng đến tác phẩm nào trong văn học Việt Nam?

  • A.
    Đoạn trích Thề nguyền (trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du
  • B.
    Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương
  • C.
    Bài thơ Tự tình II của Đoàn Thị Điểm
  • D.
    Đoạn trích Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc toàn bài, gợi nhớ về tác phẩm em đã học có xuất hiện cảnh thề nguyền, từ đó đưa ra cảm xúc và suy nghĩ của bản thân.

Lời giải chi tiết :

Cảnh thề nguyền của Rô-mê-ô và Giu-li-ét khiến người đọc liên tưởng đến tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du trong văn học Việt Nam. Cụ thể là đoạn trích nói về lời thề nguyền của Kim Trọng và Thúy Kiều.

Câu 9 :

Đặc sắc nghệ thuật của văn bản Thề nguyền và vĩnh biệt là:

  • A.
    Nghệ thuật viết kịch độc đáo và thu hút
  • B.
    Xây dựng tình huống kịch hay và cuốn hút
  • C.
    Nhân vật khắc họa tinh tế
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản và rút ra giá trị nghệ thuật

Lời giải chi tiết :

- Nghệ thuật viết kịch độc đáo và thu hút

- Xây dựng tình huống kịch hay và cuốn hút

- Nhân vật khắc họa tinh tế


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Lại đọc "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Một người Hà Nội cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Một thời đại trong thơ ca cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Tầng hai cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Thề nguyền và vĩnh biệt cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Thương nhớ mùa xuân cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Tình ca ban mai cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Tôi có một ước mơ cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Tôi muốn được là tôi toàn vẹn cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 11 Tác phẩm Vào chùa gặp lại cánh diều có đáp án