Trắc nghiệm văn 6 phân tích chi tiết Trong lòng mẹ cánh diều có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Văn 6 - Cánh diều có đáp án Bài tập trắc nghiệm Bài 3: Kí


Trắc nghiệm Phân tích chi tiết Trong lòng mẹ Văn 6 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Cậu bé Hồng hiện lên với hoàn cảnh như thế nào?

  • A.

    Bất hạnh, đáng thương

  • B.

    Sung sướng, đủ đầy

  • C.

    Được nâng niu, chiều chuộng

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Câu 2 :

Nhân vật bà cô trong văn bản Trong lòng mẹ hiện lên là một người thế nào?

  • A.

    Là người đàn bà xấu xa, xảo quyệt, thâm độc.

  • B.

    Là người địa diện cho những thành kiến phi nhân đạo.

  • C.

    Là người có tính cách tiêu biểu cho những người phụ nữ từ xưa đến nay.

  • D.

    Gồm A và B

Câu 3 :

Khi gặp lại mẹ, cảm xúc của bé Hồng thế nào?

  • A.

    Bối rối, hạnh phúc

  • B.

    Đau khổ, xúc động

  • C.

    Buồn bã, trầm ngâm

  • D.

    Niềm nở nhưng lo âu

Câu 4 :

Đoạn văn sau sử dụng phương thức biểu đạt nào? “Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi nói. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong, và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má.”

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Biểu cảm

  • C.

    Miêu tả

  • D.

    Nghị luận

Câu 5 :

Nhận định nào nói đúng nhất ý của câu văn: "Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.'

(Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)

  • A.

    Nhà văn so sánh người cô với những cổ tục lạc hậu

  • B.

    Thể hiện sự căm phẫn của bé Hồng với những cổ tục phong kiến

  • C.

    Thể hiện sự đồng tình của bé Hồng trước những lời nói của người cô

  • D.

    Thể hiện sự không đồng tình của bé Hồng trước những lời nói của người cô

Câu 6 :

Từ "kịch" trong câu "Nhưng, nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp" (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng) có thể hiểu như thế nào?

  • A.

    Người cô cười như diễn viên.

  • B.

    Người cô thích khôi hài.

  • C.

    Người cô cố che giấu tâm trạng thực.

  • D.

    Người cô diễn kịch.

Câu 7 :

Cách hiểu nào đúng với tâm trạng Hồng được miêu tả trong câu văn: "Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm..."? (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)

  • A.

    Hồng thương mẹ và giận mẹ sinh nở giấu giếm.

  • B.

    Hồng thương mẹ nhưng cũng giận mẹ.

  • C.

    Hồng giận mẹ đã xa lìa anh em mình.

  • D.

    Hồng thương mẹ và muốn mẹ dũng cảm trước những thành kiến tàn ác.

Câu 8 :

Hành động "Nhưng gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về" trong văn bản Trong lòng mẹ cho em hiểu gì về mẹ bé Hồng?

  • A.

    Là người có trách nhiệm với chồng, với con.

  • B.

    Là người có tình với gia đình nhà chồng.

  • C.

    Là người cam chịu hoàn cảnh của số phận.

  • D.

    Là người hành động theo bản năng.

Câu 9 :

Mục đích chính của tác giả khi viết: "Tôi cười dài trong tiếng khóc..." trong văn bản Trong lòng mẹ là gì?

  • A.

    Nói lên sự căm giận mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.

  • B.

    Nói lên sự đồng tình của bé Hồng với những lời nói của người cô về mẹ mình.

  • C.

    Nói lên niềm yêu thương và thông cảm đối với mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.

  • D.

    Nói lên trạng thái tình cảm phức tạp của bé Hồng: vừa đau đớn, vừa uất ức, căm giận khi nghe những lời nói của người cô về mẹ mình.

Câu 10 :

Câu văn nào sau đây không nói lên vẻ đẹp của người mẹ được nhìn qua con mắt sung sướng và hạnh phúc đến cực điểm của bé Hồng trong văn bản Trong lòng mẹ?

  • A.

    "Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đo thơm tho lạ thường".

  • B.

    "Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến".

  • C.

    "Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc'.

  • D.

    "Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má".

Câu 11 :

Trong tác phẩm"Trong lòng mẹ", nhớ lại cuộc trò chuyện với người cô tức là tác giả nhớ lại điều gì?

  • A.

    Sự xảo quyệt và ác độc của người cô

  • B.

    Cảnh ngộ thương tâm của người mẹ hiền từ.

  • C.

    Cảnh ngộ tội nghiệp của một đứa trẻ.

  • D.

    Cả B, C đều đúng

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cậu bé Hồng hiện lên với hoàn cảnh như thế nào?

  • A.

    Bất hạnh, đáng thương

  • B.

    Sung sướng, đủ đầy

  • C.

    Được nâng niu, chiều chuộng

  • D.

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cậu bé Hồng hiện lên với hoàn cảnh đáng thương.

Câu 2 :

Nhân vật bà cô trong văn bản Trong lòng mẹ hiện lên là một người thế nào?

  • A.

    Là người đàn bà xấu xa, xảo quyệt, thâm độc.

  • B.

    Là người địa diện cho những thành kiến phi nhân đạo.

  • C.

    Là người có tính cách tiêu biểu cho những người phụ nữ từ xưa đến nay.

  • D.

    Gồm A và B

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nhân vật bà cô là người phụ nữ xấu xa và mang suy nghĩ nặng nề của những thành kiến cổ hủ, phi nhân đạo.

Câu 3 :

Khi gặp lại mẹ, cảm xúc của bé Hồng thế nào?

  • A.

    Bối rối, hạnh phúc

  • B.

    Đau khổ, xúc động

  • C.

    Buồn bã, trầm ngâm

  • D.

    Niềm nở nhưng lo âu

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi gặp lại mẹ, cảm xúc của bé Hồng là bối rối, sau đó vui mừng và hạnh phúc.

Câu 4 :

Đoạn văn sau sử dụng phương thức biểu đạt nào? “Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi nói. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong, và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má.”

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Biểu cảm

  • C.

    Miêu tả

  • D.

    Nghị luận

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại các phương thức biểu đạt đã học.

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn trên miêu tả rõ nét ngoại hình của người mẹ.

Câu 5 :

Nhận định nào nói đúng nhất ý của câu văn: "Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.'

(Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)

  • A.

    Nhà văn so sánh người cô với những cổ tục lạc hậu

  • B.

    Thể hiện sự căm phẫn của bé Hồng với những cổ tục phong kiến

  • C.

    Thể hiện sự đồng tình của bé Hồng trước những lời nói của người cô

  • D.

    Thể hiện sự không đồng tình của bé Hồng trước những lời nói của người cô

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ nội dung câu văn và chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Câu văn thể hiện sự căm phẫn của bé Hồng với những cổ tục phong kiến.

Câu 6 :

Từ "kịch" trong câu "Nhưng, nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp" (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng) có thể hiểu như thế nào?

  • A.

    Người cô cười như diễn viên.

  • B.

    Người cô thích khôi hài.

  • C.

    Người cô cố che giấu tâm trạng thực.

  • D.

    Người cô diễn kịch.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đặt trong hoàn cảnh tình huống văn bản và chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Từ "kịch" thể hiện người cô cố che che giấu tâm trạng thực.

Câu 7 :

Cách hiểu nào đúng với tâm trạng Hồng được miêu tả trong câu văn: "Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm..."? (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)

  • A.

    Hồng thương mẹ và giận mẹ sinh nở giấu giếm.

  • B.

    Hồng thương mẹ nhưng cũng giận mẹ.

  • C.

    Hồng giận mẹ đã xa lìa anh em mình.

  • D.

    Hồng thương mẹ và muốn mẹ dũng cảm trước những thành kiến tàn ác.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ nội dung câu văn và chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Tâm trạng thể hiện cậu bé Hồng thương mẹ và muốn mẹ dũng cảm trước những thành kiến tàn ác.

Câu 8 :

Hành động "Nhưng gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về" trong văn bản Trong lòng mẹ cho em hiểu gì về mẹ bé Hồng?

  • A.

    Là người có trách nhiệm với chồng, với con.

  • B.

    Là người có tình với gia đình nhà chồng.

  • C.

    Là người cam chịu hoàn cảnh của số phận.

  • D.

    Là người hành động theo bản năng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đặt trong tình huống truyện và tìm ra đáp án

Lời giải chi tiết :

Hành động thể hiện người mẹ là người có trách nhiệm với chồng, với con.

Câu 9 :

Mục đích chính của tác giả khi viết: "Tôi cười dài trong tiếng khóc..." trong văn bản Trong lòng mẹ là gì?

  • A.

    Nói lên sự căm giận mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.

  • B.

    Nói lên sự đồng tình của bé Hồng với những lời nói của người cô về mẹ mình.

  • C.

    Nói lên niềm yêu thương và thông cảm đối với mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.

  • D.

    Nói lên trạng thái tình cảm phức tạp của bé Hồng: vừa đau đớn, vừa uất ức, căm giận khi nghe những lời nói của người cô về mẹ mình.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Cậu bé vừa cười, vừa khóc là những tâm trạng đối nghịch, phức tạp trong lòng người.

Lời giải chi tiết :

Cảm xúc ấy nói lên trạng thái tình cảm phức tạp của bé Hồng: vừa đau đớn, vừa uất ức, căm giận khi nghe những lời nói của người cô về mẹ mình.

Câu 10 :

Câu văn nào sau đây không nói lên vẻ đẹp của người mẹ được nhìn qua con mắt sung sướng và hạnh phúc đến cực điểm của bé Hồng trong văn bản Trong lòng mẹ?

  • A.

    "Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đo thơm tho lạ thường".

  • B.

    "Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến".

  • C.

    "Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc'.

  • D.

    "Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má".

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại đoạn 2 mẹ con gặp lại nhau và đọc kĩ nội dung từng câu văn.

Lời giải chi tiết :

Câu B không nói về vẻ đẹp của người mẹ.

Câu 11 :

Trong tác phẩm"Trong lòng mẹ", nhớ lại cuộc trò chuyện với người cô tức là tác giả nhớ lại điều gì?

  • A.

    Sự xảo quyệt và ác độc của người cô

  • B.

    Cảnh ngộ thương tâm của người mẹ hiền từ.

  • C.

    Cảnh ngộ tội nghiệp của một đứa trẻ.

  • D.

    Cả B, C đều đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại tình huống trò chuyện của người cô và đứa cháu tội nghiệp.

Lời giải chi tiết :

Nhớ lại cuộc trò chuyện với người cô, tác giả thương người mẹ và nghĩ đến cảnh ngộ tội nghiệp của đứa trẻ.


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm văn 6 phân tích chi tiết Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 phân tích chi tiết Thánh Gióng - Tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 phân tích chi tiết Thánh Gióng cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 phân tích chi tiết Thạch Sanh cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 phân tích chi tiết Thời thơ ấu của Hon - Da cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 phân tích chi tiết Trong lòng mẹ cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 phân tích chi tiết Về thăm mẹ cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 phân tích chi tiết Vẻ đẹp của một bài ca dao cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 phân tích chi tiết Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 phân tích chi tiết Đêm nay Bác không ngủ cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 6 phân tích chi tiết Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng cánh diều có đáp án