Trắc nghiệm văn 7 phân tích văn bản Một số câu tục ngữ Việt Nam kết nối tri thức có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức có đáp án Bài tập trắc nghiệm Bài 6: Bài học cuộc sống


Trắc nghiệm Phân tích văn bản Một số câu tục ngữ Việt Nam Văn 7 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ là gì?

  • A.
    Thiên nhiên
  • B.
    Lao động sản xuất
  • C.
    Con người, xã hội
  • D.
    Tất cả đáp án trên
Câu 2 :

Trong 15 câu tục ngữ trong văn bản Một số câu tục ngữ Việt Nam , có bao nhiêu câu có gieo vần?

  • A.
    13
  • B.
    14
  • C.
    15
  • D.
    16
Câu 3 :

Câu tục ngữ nào sau đây có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong bài ca dao của người Việt?

  • A.
    Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão
  • B.
    Nắng chóng mưa, trưa chóng tối
  • C.
    Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi cao
  • D.
    Kiến cánh vỡ tổ bay ra     Bão táp mưa sa gần tới
Câu 4 :

Trong những câu tục ngữ sau, câu nào biểu thị ý nghĩa ẩn dụ?

  • A.
    Đói cho sạch, rách cho thơm
  • B.
    Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
  • C.
    Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi cao
  • D.
    Tất cả đáp án trên
Câu 5 :

Điền từ còn thiếu vào chỗ … trong câu sau:

Đêm tháng … chưa nằm đã sáng

Ngày tháng … chưa cười đã tối

  • A.
    Mười/ Năm
  • B.
    Năm/ Mười
  • C.
    Hai/ Mười
  • D.
    Mười/ Hai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ là gì?

  • A.
    Thiên nhiên
  • B.
    Lao động sản xuất
  • C.
    Con người, xã hội
  • D.
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung các câu tục ngữ

Lời giải chi tiết :

Những chủ đề được thể hiện qua các câu tục ngữ là:

- Tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất

- Tục ngữ về con người, xã hội

Câu 2 :

Trong 15 câu tục ngữ trong văn bản Một số câu tục ngữ Việt Nam , có bao nhiêu câu có gieo vần?

  • A.
    13
  • B.
    14
  • C.
    15
  • D.
    16

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung các câu tục ngữ, chú ý cách gieo vần

Lời giải chi tiết :

Những câu tục ngữ có gieo vần:

- Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão (gieo vần cách)

- Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa như trút

- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

- Ngày tháng mười chưa cười đã tối

- Nắng chóng trưa, mưa chóng tối

- Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa

- Làm ruộng ba năm chưa bằng chăn tằm một lứa.

- Người sống hơn đống vàng

- Đói cho sạch, rách cho thơm

- Không thầy đố mày làm nên

- Học thầy không tày học bạn

- Muốn hành nghề chớ nề học hỏi

- Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

=> 13 câu

Câu 3 :

Câu tục ngữ nào sau đây có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong bài ca dao của người Việt?

  • A.
    Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão
  • B.
    Nắng chóng mưa, trưa chóng tối
  • C.
    Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi cao
  • D.
    Kiến cánh vỡ tổ bay ra     Bão táp mưa sa gần tới

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chú ý hình thức của các câu tục ngữ

Lời giải chi tiết :

Câu tục ngữ có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong bài ca dao của người Việt là:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Câu 4 :

Trong những câu tục ngữ sau, câu nào biểu thị ý nghĩa ẩn dụ?

  • A.
    Đói cho sạch, rách cho thơm
  • B.
    Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
  • C.
    Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi cao
  • D.
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xác định ý nghĩa của các câu tục ngữ

Lời giải chi tiết :

Những câu tục ngữ biểu thị ý nghĩa ẩn dụ:

- Đói cho sạch, rách cho thơm

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

- Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Câu 5 :

Điền từ còn thiếu vào chỗ … trong câu sau:

Đêm tháng … chưa nằm đã sáng

Ngày tháng … chưa cười đã tối

  • A.
    Mười/ Năm
  • B.
    Năm/ Mười
  • C.
    Hai/ Mười
  • D.
    Mười/ Hai

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung câu tục ngữ

Lời giải chi tiết :

Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm văn 7 phân tích văn bản Bầy chim chìa vôi kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 phân tích văn bản Con hổ có nghĩa kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 phân tích văn bản Con mối và con kiến kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 phân tích văn bản Ếch ngồi đáy giếng kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 phân tích văn bản Hãy cầm lấy và đọc kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 phân tích văn bản Một số câu tục ngữ Việt Nam kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 phân tích văn bản Đẽo cày giữa đường kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 phân tích đoạn trích Đi lấy mật kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 tìm hiểu Dấu chấm lửng kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 tìm hiểu Dấu ngoặc kép kết nối tri thức có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 tìm hiểu Thuật ngữ kết nối tri thức có đáp án