Trắc nghiệm văn 7 phân tích văn bản Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất chân trời sáng tạo có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo có đáp án Bài tập trắc nghiệm Bài 7: Trí tuệ dân gian


Trắc nghiệm Phân tích văn bản Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất Văn 7 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Các câu tục ngữ trong văn bản cùng nói về điều gì?

  • A.
    Con người và xã hội
  • B.
    Thời tiết
  • C.
    Vấn đề đời sống
  • D.
    Lao động sản xuất
Câu 2 :

“Hoa đất” trong câu tục ngữ “Mưa thấng Tư hư đất, mưa tháng Ba hoa đất” được hiểu như thế nào?

  • A.
    Bông hoa ở dưới đất
  • B.
    Những gì tinh túy, đẹp đẽ, quý giá nhất được kết tinh từ trời đất, mạch nguồn của sự sống
  • C.
    A và B đúng
  • D.
    A và B sai
Câu 3 :

Xác định biện pháp tu từ trong câu tục ngữ số 6.

“Lúa chiêm nép ở đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên”

  • A.
    So sánh
  • B.
    Ẩn dụ
  • C.
    Nhân hóa
  • D.
    Hoán dụ
Câu 4 :

Ý nghĩa của các câu tục ngữ trong bài là gì?

  • A.
    Giúp dự báo về tình hình thời tiết trong thời kì khác nhau để có phương án xử lý kịp thời
  • B.
    Giúp chúng ta học cách yêu thương mọi người
  • C.
    Giúp chúng ta nhìn nhận, đánh giá một con người
  • D.
    Giúp người nông dân hiểu thêm về giá trị của đất và của các yếu tố khác trong lao động sản xuất
Câu 5 :

Điền vào chỗ … từ còn thiếu trong câu sau:

“Tấc … tấc …”

  • A.
    nước / vàng
  • B.
    đất / vàng
  • C.
    giống / vàng
  • D.
    đất / nước
Câu 6 :

Hai câu tục ngữ 1 và 6 có gì khác so với các câu tục ngữ còn lại?

  • A.
    Câu tục ngữ số 1 rất ít, chỉ gồm bốn chữ
  • B.
    Câu tục ngữ số 6 là câu lục bát, nhiều hơn so với các câu còn lại
  • C.
    Cả hai câu là một đoạn văn dài
  • D.
    A và B đúng

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Các câu tục ngữ trong văn bản cùng nói về điều gì?

  • A.
    Con người và xã hội
  • B.
    Thời tiết
  • C.
    Vấn đề đời sống
  • D.
    Lao động sản xuất

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các câu tục ngữ, chú ý nhan đề

Lời giải chi tiết :

Các câu tục ngữ trong văn bản cùng nói về lao động sản xuất

Câu 2 :

“Hoa đất” trong câu tục ngữ “Mưa thấng Tư hư đất, mưa tháng Ba hoa đất” được hiểu như thế nào?

  • A.
    Bông hoa ở dưới đất
  • B.
    Những gì tinh túy, đẹp đẽ, quý giá nhất được kết tinh từ trời đất, mạch nguồn của sự sống
  • C.
    A và B đúng
  • D.
    A và B sai

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và xác định nội dung

Lời giải chi tiết :

“Hoa đất” trong câu trên được hiểu là những gì tinh túy, đẹp đẽ, quý giá nhất được kết tinh từ trời đất, mạch nguồn của sự sống

Câu 3 :

Xác định biện pháp tu từ trong câu tục ngữ số 6.

“Lúa chiêm nép ở đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên”

  • A.
    So sánh
  • B.
    Ẩn dụ
  • C.
    Nhân hóa
  • D.
    Hoán dụ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc câu tục ngữ số 6, xác định biện pháp tu từ

Lời giải chi tiết :

- Biện pháp tu từ Nhân hóa: “nép”, “phất cờ”

- Tác dụng: Nhân hóa sự vật “lúa chiêm” cũng có những hành động, cử chỉ giống con người. Khiến cho câu thơ, hình ảnh thơ trở nên gần gũi, sinh động, giàu sức gợi hình, gợi cảm. Khiến cho sự vật trở nên thân thuộc, gần gũi với con người hơn.

Câu 4 :

Ý nghĩa của các câu tục ngữ trong bài là gì?

  • A.
    Giúp dự báo về tình hình thời tiết trong thời kì khác nhau để có phương án xử lý kịp thời
  • B.
    Giúp chúng ta học cách yêu thương mọi người
  • C.
    Giúp chúng ta nhìn nhận, đánh giá một con người
  • D.
    Giúp người nông dân hiểu thêm về giá trị của đất và của các yếu tố khác trong lao động sản xuất

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung các câu tục ngữ

Lời giải chi tiết :

Các câu tục ngữ trong bài giúp người nông dân hiểu thêm về giá trị của đất và của các yếu tố khác trong lao động sản xuất

Câu 5 :

Điền vào chỗ … từ còn thiếu trong câu sau:

“Tấc … tấc …”

  • A.
    nước / vàng
  • B.
    đất / vàng
  • C.
    giống / vàng
  • D.
    đất / nước

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung câu tục ngữ

Lời giải chi tiết :

Tấc đất tấc vàng

Câu 6 :

Hai câu tục ngữ 1 và 6 có gì khác so với các câu tục ngữ còn lại?

  • A.
    Câu tục ngữ số 1 rất ít, chỉ gồm bốn chữ
  • B.
    Câu tục ngữ số 6 là câu lục bát, nhiều hơn so với các câu còn lại
  • C.
    Cả hai câu là một đoạn văn dài
  • D.
    A và B đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại câu tục ngữ, chú ý đặc điểm của từng câu

Lời giải chi tiết :

Về hình thức, hai câu tục ngữ 1 và 6 khác biệt với các câu 2, 3, 4, 5 là:

Số lượng chữ ở câu tục ngữ số 1 rất ít, chỉ gồm bốn chữ còn câu tục ngữ số 6 là câu lục bát, nhiều hơn so với những câu còn lại.


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm văn 7 phân tích văn bản Bài học từ cây cau chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 phân tích văn bản Bàn về đọc sách chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 phân tích văn bản Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 phân tích văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 phân tích văn bản Mùa phơi sân trước chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 phân tích văn bản Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 phân tích văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 phân tích văn bản Tôi đi học chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 phân tích văn bản Tục ngữ và sáng tác văn chương chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 tìm hiểu Thành ngữ chân trời sáng tạo có đáp án
Trắc nghiệm văn 7 tìm hiểu bài thơ Con chim chiền chiện chân trời sáng tạo có đáp án