Trắc nghiệm văn 8 Phân tích văn bản Lão Hạc Cánh diều có đáp án — Không quảng cáo

Bài tập trắc nghiệm Văn 8 - Cánh diều có đáp án Bài tập trắc nghiệm Bài 6. Truyện


Trắc nghiệm Phân tích văn bản Lão Hạc Văn 8 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Từ nào nói đúng nhất tình cảnh của lão Hạc?

  • A.
    Nguy hiểm
  • B.
    Bi đát
  • C.
    Éo le
  • D.
    B và C đúng
Câu 2 :

Từ “lão” trong tác phẩm tương đương với từ lão nào trong các dòng sau đây?

  • A.
    Ông lão
  • B.
    Lão nghệ nhân
  • C.
    Bệnh lão hóa
  • D.
    Lão thầy bói
Câu 3 :

Trong tác phẩm Lão Hạc, con trai lão Hạc đi phu vì lí do gì?

  • A.
    Vì muốn làm giàu
  • B.
    Phẫn chí vì nghèo không lấy được vợ
  • C.
    Vì không lấy được người mình yêu
  • D.
    Vì nghèo túng quá
Câu 4 :

Tác giả đã hóa thân thành nhân vật nào trong tác phẩm?

  • A.
    Con trai lão Hạc
  • B.
    Vợ ông giáo
  • C.
    Ông giáo
  • D.
    Binh Tư
Câu 5 :

Trong tác phẩm Lão Hạc, lão là một người như thế nào?

  • A.
    Là người có số phận đau thương nhưng phẩm chất cao quý
  • B.
    Là người nông dân sống ích kỉ, gàn dở, ngu ngốc
  • C.
    Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng
  • D.
    Là người nông dân có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ
Câu 6 :

Trong tác phẩm Lão Hạc, vì sao lão phải bán cậu Vàng?

  • A.
    Vì lão sợ kẻ trộm đánh bả
  • B.
    Vì nuôi con chó sẽ phải tiêu vào tiền của con
  • C.
    Để lấy tiền gửi cho con
  • D.
    Vì lão không muốn nôi con chó nữa
Câu 7 :

Dấu ba chấm (dấu chấm lửng) được nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết… Một con người thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gói Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày thêm đáng buồn…”

(Lão Hạc, Nam Cao)

  • A.
    Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết
  • B.
    Làm dãn nhịp điệu câu văn
  • C.
    Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng đau đớn tỏng lòng ông giáo
  • D.
    Tất cả đáp án trên
Câu 8 :

Ý nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn văn sau:

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước […] Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

  • A.
    Sự yếu đuối của lão Hạc
  • B.
    Sự già nua của lão Hạc
  • C.
    Sự đau đớn về tinh thần của lão Hạc
  • D.
    Sự cực khổ của lão Hạc
Câu 9 :

Câu văn “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!” biểu hiện điều gì?

  • A.
    Sự chua chát của lão Hạc khi nói về thân phận của mình
  • B.
    Sự tự an ủi của lão Hạc đối với bản thân mình
  • C.
    Sự thương tiếc của lão Hạc đối với cậu Vàng
  • D.
    Đáp án khác
Câu 10 :

Câu văn “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy gọ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…” sử dụng phép tu từ nào?

  • A.
    So sánh
  • B.
    Liệt kê
  • C.
    Hoán dụ
  • D.
    Nhân hóa
Câu 11 :

Ý kiến nào nói đúng nhất về nghệ thuật xây dựng nhân vật chính của nhà văn trong truyện ngắn Lão Hạc?

  • A.
    Đặt nhân vật vào những tình huống trớ trêu để tự bộc lộ mình
  • B.
    Để cho các nhân vật khác nhận xét về nhân vật chính
  • C.
    Để nhân vật chính đối thoại với các nhân vật khác để bộc lộ mình
  • D.
    Tất cả đáp án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Từ nào nói đúng nhất tình cảnh của lão Hạc?

  • A.
    Nguy hiểm
  • B.
    Bi đát
  • C.
    Éo le
  • D.
    B và C đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Lão Hạc hiện lên với hoàn cảnh bi đát, éo le

Câu 2 :

Từ “lão” trong tác phẩm tương đương với từ lão nào trong các dòng sau đây?

  • A.
    Ông lão
  • B.
    Lão nghệ nhân
  • C.
    Bệnh lão hóa
  • D.
    Lão thầy bói

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tên gọi nhân vật và chọn đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

Từ “lão” trong tác phẩm tương đương với từ “ông lão”

Câu 3 :

Trong tác phẩm Lão Hạc, con trai lão Hạc đi phu vì lí do gì?

  • A.
    Vì muốn làm giàu
  • B.
    Phẫn chí vì nghèo không lấy được vợ
  • C.
    Vì không lấy được người mình yêu
  • D.
    Vì nghèo túng quá

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Con trai lão đi phu vì nghèo không lấy được vợ

Câu 4 :

Tác giả đã hóa thân thành nhân vật nào trong tác phẩm?

  • A.
    Con trai lão Hạc
  • B.
    Vợ ông giáo
  • C.
    Ông giáo
  • D.
    Binh Tư

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xét xem những nhân vật, nhân vật nào mang thông điệp mà tác giả gửi gắm

Lời giải chi tiết :

Tác giả đã hóa thân thành nhân vật ông giáo

Câu 5 :

Trong tác phẩm Lão Hạc, lão là một người như thế nào?

  • A.
    Là người có số phận đau thương nhưng phẩm chất cao quý
  • B.
    Là người nông dân sống ích kỉ, gàn dở, ngu ngốc
  • C.
    Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng
  • D.
    Là người nông dân có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung, chi tiết về nhân vật

Lời giải chi tiết :

Lão Hạc là người có số phận đau thương nhưng phẩm chất cao quý

Câu 6 :

Trong tác phẩm Lão Hạc, vì sao lão phải bán cậu Vàng?

  • A.
    Vì lão sợ kẻ trộm đánh bả
  • B.
    Vì nuôi con chó sẽ phải tiêu vào tiền của con
  • C.
    Để lấy tiền gửi cho con
  • D.
    Vì lão không muốn nôi con chó nữa

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Lão Hạc phải bán cậu Vàng vì quá nghèo đói và cũng vì thương con

Câu 7 :

Dấu ba chấm (dấu chấm lửng) được nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết… Một con người thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gói Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày thêm đáng buồn…”

(Lão Hạc, Nam Cao)

  • A.
    Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết
  • B.
    Làm dãn nhịp điệu câu văn
  • C.
    Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng đau đớn tỏng lòng ông giáo
  • D.
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại chức năng của dấu chấm lửng

Lời giải chi tiết :

Tất cả đáp án trên

Câu 8 :

Ý nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn văn sau:

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước […] Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

  • A.
    Sự yếu đuối của lão Hạc
  • B.
    Sự già nua của lão Hạc
  • C.
    Sự đau đớn về tinh thần của lão Hạc
  • D.
    Sự cực khổ của lão Hạc

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn văn và tìm ra nội dung

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn cho thấy sự cực khổ của lão Hạc

Câu 9 :

Câu văn “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!” biểu hiện điều gì?

  • A.
    Sự chua chát của lão Hạc khi nói về thân phận của mình
  • B.
    Sự tự an ủi của lão Hạc đối với bản thân mình
  • C.
    Sự thương tiếc của lão Hạc đối với cậu Vàng
  • D.
    Đáp án khác

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu nói của lão Hạc và đưa ra nội dung chính

Lời giải chi tiết :

Câu nói của ông lão mang sự chua chát khi ông so sánh kiếp con chó với kiếp mình

Câu 10 :

Câu văn “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy gọ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…” sử dụng phép tu từ nào?

  • A.
    So sánh
  • B.
    Liệt kê
  • C.
    Hoán dụ
  • D.
    Nhân hóa

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại những biện pháp tu từ đã học

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn liệt kê hàng loạt những tính từ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi

Câu 11 :

Ý kiến nào nói đúng nhất về nghệ thuật xây dựng nhân vật chính của nhà văn trong truyện ngắn Lão Hạc?

  • A.
    Đặt nhân vật vào những tình huống trớ trêu để tự bộc lộ mình
  • B.
    Để cho các nhân vật khác nhận xét về nhân vật chính
  • C.
    Để nhân vật chính đối thoại với các nhân vật khác để bộc lộ mình
  • D.
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại giá trị nghệ thuật, cách xây dựng nhân vật của tác giả

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm thành công bởi nhiều nghệ thuật trong việc xây dựng nhân vật


Cùng chủ đề:

Trắc nghiệm văn 8 Ôn tậ̣p Thành ngữ Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 8 Phân tích văn bản Cảnh khuya Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 8 Phân tích văn bản Chiếu dời đô Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 8 Phân tích văn bản Gió lạnh đầu mùa Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 8 Phân tích văn bản Hịch tướng sĩ Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 8 Phân tích văn bản Lão Hạc Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 8 Phân tích văn bản Nước Đại Việt ta Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 8 Phân tích văn bản Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 8 Phân tích văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 8 Phân tích văn bản Tôi đi học Cánh diều có đáp án
Trắc nghiệm văn 8 Phân tích văn bản Vịnh khoa thi Hương Cánh diều có đáp án