Trắc nghiệm Phân tích văn bản Qua Đèo Ngang Văn 8 Chân trời sáng tạo
Đề bài
Qua Đèo Ngang được miêu tả trong thời điểm nào trong ngày?
-
A.
Ban mai
-
B.
Buổi trưa
-
C.
Buổi xế chiều
-
D.
Đêm khuya
Cảnh Đèo Ngang trong hai câu thơ đầu được miêu tả?
-
A.
Chân thực, sinh động
-
B.
Phong phú, đầy sức sống
-
C.
Um tùm, rậm rạp
-
D.
Hoang vắng, buồn bã
Nghệ thuật nổi bật trong câu thứ ba và thứ tư là gì?
-
A.
So sánh
-
B.
Nhân hóa
-
C.
Đảo ngữ
-
D.
Điệp ngữ
Tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan được bộc lộ qua bài thơ Qua Đèo Ngang là tâm trạng gì?
-
A.
Yêu say mê vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước
-
B.
Đau xót, ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương
-
C.
Buồn da diết khi phải sống trong cảnh cô đơn
-
D.
Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước
Từ nào dùng để diễn tả cảnh heo hút, hoang vắng của đèo Ngang?
-
A.
Lác đác
-
B.
Lom khom
-
C.
Quốc quốc
-
D.
Gia gia
Các từ nào dưới đây là từ tượng thanh diễn tả tâm trạng của tác giả về nỗi nhớ mong nước nhà trong bài thơ Qua Đèo Ngang?
-
A.
Quốc quốc, gia gia
-
B.
Lom khom
-
C.
Lác đác
-
D.
Tất cả đáp án trên
Hai câu thơ Nhớ nước đau lòng con quốc quốc/ Thương nhà mỏi miệng cái gia gia sử dụng biện pháp tu từ gì?
-
A.
Đối
-
B.
Chơi chữ
-
C.
Ẩn dụ
-
D.
Tất cả đáp án trên
Lời giải và đáp án
Qua Đèo Ngang được miêu tả trong thời điểm nào trong ngày?
-
A.
Ban mai
-
B.
Buổi trưa
-
C.
Buổi xế chiều
-
D.
Đêm khuya
Đáp án : C
Nhớ lại câu thơ đầu
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cảnh Đèo Ngang trong hai câu thơ đầu được miêu tả?
-
A.
Chân thực, sinh động
-
B.
Phong phú, đầy sức sống
-
C.
Um tùm, rậm rạp
-
D.
Hoang vắng, buồn bã
Đáp án : A
Nhớ lại các câu thơ đầu
- “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” là hình ảnh ước lệ mang tính biểu tượng.
- Điệp từ: “chen” kết hợp với hình ảnh “đá, lá, hoa” gợi ra một thiên nhiên tuy hoang sơ nhưng lại tràn đầy sức sống.
=> Khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang được nhà thơ khắc họa chỉ bằng vài nét nhưng lại hiện ra đầy chân thực và sinh động.
Nghệ thuật nổi bật trong câu thứ ba và thứ tư là gì?
-
A.
So sánh
-
B.
Nhân hóa
-
C.
Đảo ngữ
-
D.
Điệp ngữ
Đáp án : C
Nhớ lại các biện pháp tu từ trên
Nghệ thuật nổi bật trong câu thứ ba và thứ tư là đảo ngữ
Tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan được bộc lộ qua bài thơ Qua Đèo Ngang là tâm trạng gì?
-
A.
Yêu say mê vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước
-
B.
Đau xót, ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương
-
C.
Buồn da diết khi phải sống trong cảnh cô đơn
-
D.
Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước
Đáp án : D
Nhớ lại nội dung văn bản
Tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan được bộc lộ qua bài thơ là tâm trạng cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước
Từ nào dùng để diễn tả cảnh heo hút, hoang vắng của đèo Ngang?
-
A.
Lác đác
-
B.
Lom khom
-
C.
Quốc quốc
-
D.
Gia gia
Đáp án : A
Tìm hiểu ý nghĩa của các từ trên
Cảnh Đèo Ngang hoang sơ, vắng lặng, heo hút được thể hiện qua từ “lác đác”
Các từ nào dưới đây là từ tượng thanh diễn tả tâm trạng của tác giả về nỗi nhớ mong nước nhà trong bài thơ Qua Đèo Ngang?
-
A.
Quốc quốc, gia gia
-
B.
Lom khom
-
C.
Lác đác
-
D.
Tất cả đáp án trên
Đáp án : A
Đọc kĩ và chú ý cách phát âm các từ trên
Quốc quốc, gia gia được sử dụng trong bài này thông qua biện pháp chơi chữ nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ mong về quê hương, triều đại trước
Hai câu thơ Nhớ nước đau lòng con quốc quốc/ Thương nhà mỏi miệng cái gia gia sử dụng biện pháp tu từ gì?
-
A.
Đối
-
B.
Chơi chữ
-
C.
Ẩn dụ
-
D.
Tất cả đáp án trên
Đáp án : D
Đọc kĩ và chú ý các biện pháp tu từ
Hai câu thơ trên sử dụng phép đối, ẩn dụ và chơi chữ